Dầu mỏ, khí đốt và mùa xuân

Ngày 17 tháng Hai 2011 cùng với "Ngày thịnh nộ” ở Benghazi đã bắt đầu "mùa xuân Libya". Ba năm trôi qua, kết quả của quá trình này đã rõ, nhưng báo chí phương Tây và phái bảo thủ Ả Rập đang cố tình làm như không nhận thấy điều đó.


Theo ý kiến của hàng loạt chuyên viên, kết quả chính trị cơ bản, đó là một nhà nước thời nào từng khá cố chấp, bất cứ mọi dịp đều phô bày quan điểm riêng, thì bây giờ hoàn toàn bận tâm bởi những vấn đề nội bộ. Và trong đó, - đây cũng là kết quả kinh tế cơ bản - thường xuyên cung cấp nhiên liệu từ nước ngoài. Đối với bản thân người Libya kết quả chính có thể là cuộc nội chiến thực tế chưa bao giờ chấm dứt. Vì vậy, Libya sẽ còn lâu không được có tiếng nói riêng của mình trên vũ đài chính trị toàn cầu .

Thế nhưng như vậy lại hoàn toàn vừa lòng những người từng gửi tàu chiến và máy bay để hỗ trợ cho đối thủ của Gaddafi, - quan sát viên Evgeny Ermolaev nhận xét.

“Khi nói về những nguyên nhân của "mùa xuân Ả Rập" làm chấn động không riêng Libya, mà còn cả các quốc gia khác trong khu vực, người ta chỉ ra rằng ở đây có cả tổ hợp nguyên nhân. Đúng như vậy. Trong số các lý do có tình trạng ngày càng tồi tệ bùng phát các vấn đề kinh tế và xã hội, cũng như xung đột giữa các bộ tộc. Điều này cũng đúng. Nhưng "mùa xuân Libya" có những uẩn ức riêng của nó là vấn đề năng lượng.

Cái gọi là “cuộc cách mạng” ở Libya bắt đầu tại Cyrenaica, nơi khai thác đến 80 % sản lượng dầu của Libya. Thủ lĩnh các bộ tộc ở vùng này và các chỉ huy nhiều nhóm Hồi giáo hoạt động trong khu vực không hề giấu diếm mục tiêu giành quyền phân phối lại thu nhập từ dầu mỏ thiên về hướng có lợi cho họ. Về nguyên tắc mà nói, họ đã thành công”.

Dưới thời Gaddafi doanh thu từ dầu mỏ được sử dụng cho nhu cầu toàn quốc gia, phần còn lại trở thành công cụ để thực hiện các đề án nước ngoài khác nhau. Mà những đề án này đối với phương Tây giống như cục xương mắc ngang họng. Thất vọng bởi Liên đoàn Ả Rập, nơi quyền chỉ đạo khống chế thuộc về các nước vùng Vịnh, nhà lãnh đạo Jamahiriya đã dồn tất cả năng lượng sục sôi của mình vào đề án thành lập Liên minh châu Phi. Libya khi đó cung cấp khoản vay cho những nước nghèo nhất của châu lục này với điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với khoản vay từ các ngân hàng châu Âu. Giáng đòn tấn công Gaddafi, các nhà lãnh đạo châu Âu và vùng Vịnh cũng tiêu diệt tất cả kế hoạch đầy tham vọng của Liên minh châu Phi. Cùng lúc, phá hủy luôn cả sự ổn định mong manh ở miền Trung Phi. Pháp nhận lấy việc hỗ trợ vùng thuộc địa cũ, và cũng sẽ chỉ đạo cho các chế độ địa phương cần phải sống thế nào và kết bạn với ai.

Chuyên viên Viktor Nadein - Raevskii cho rằng "dấu vết dầu mỏ và khí gas" - không chỉ in hằn trong các sự kiện Libya.

“Tôi đã có dịp bày tỏ quan điểm của mình ngay từ khi bắt đầu "mùa xuân Ả Rập". Người ta quen cho rằng cái mùa xuân này bắt đầu vào tháng Chạp 2010 với vụ tự thiêu của một thương gia trẻ tuổi và tiếp sau là tình trạng bất ổn ở Tunisia. Nhưng hai tuần trước đó đã diễn ra cuộc trưng cầu tại Sudan, xác định phân chia đất nước thành hai quốc gia độc lập. Trong đó, mỏ dầu ở Nam Sudan, còn con đường vận chuyển thuộc về quốc gia miền Bắc. Vì vậy đã tạo nền tảng cho cuộc xung đột mới, mà bây giờ trong việc giải quyết sẽ có sự tham gia ráo riết của phương Tây. Trước khi phân chia Sudan tại đó có các công ty dầu mỏ của Trung Quốc hoạt động. Nhân đây cần nói luôn, Trung Quốc cũng gia tăng sự hiện diện ở Libya. Bây giờ, sau cuộc “tái thiết mùa xuân" hai nước quay trở lại mô hình cũ, dành tất cả ưu tiên cho phương Tây”.

Còn trong các sự kiện Syria thấy rõ không phải là dấu vết dầu mỏ, mà là khí đốt. Có vẻ như Doha không tha thứ cho Damascus về chuyện từ chối dự án lắp đặt đường ống dẫn khí đốt Qatar sang châu Âu thông qua Syria. Thay vào dự án này, ban lãnh đạo Syria đã ký thỏa thuận về đường ống dẫn khí đốt từ Iran thông qua Iraq để đến hải cảng Syria là Baniyas. Chính điều này xác định trước tất cả những sự kiện tiếp theo.

Như vậy, các sự kiện ở Libya, Sudan và Syria, thực ra là đề án của phương Tây và các đồng minh, chứ tuyệt nhiên chẳng phải là cuộc đấu tranh của các dân tộc Ả Rập vì nền dân chủ. Trong bối cảnh đó, nổi bật lên cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập. Tại đó phương Tây và những đồng minh trung thành đã cố gắng thể hiện nhưng không quá sốt sắng. Vì vậy mặc dù tình hình ở đó vẫn bất ổn, nhưng không thể sánh với Syria và Libya. Và hy vọng về khả năng Tunisia và Ai Cập thóat ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay - là hoàn toàn hiện thực.
Jika Anda menyukai Artikel di blog ini, Silahkan klik disini untuk berlangganan gratis via email, dengan begitu Anda akan mendapat kiriman artikel setiap ada artikel yang terbit di

0 comments: