Những nghịch lý xe hơi ở Việt Nam

Đa phần mua xe chỉ để bán lại. Ra đường có va chạm thì xe to đền xe bé. Ngồi xe hơi thì chấp hành luật, xuống xe máy thì không.


Có những thứ, ở Việt Nam, dường như đi ngược với xu hướng tự nhiên, đi ngược quy luật thị trường. Trong đó, liên quan đến xe cộ có một số trường hợp dưới đây, tuy không phải tất cả, nhưng là số đông.

Mua xe để bán - không phải để đi

Người trẻ làm việc, phấn đấu, kiếm tiền để mua xe hơi. Mua xe hơi là để tránh mưa nắng, an toàn cho gia đình, bản thân hơn khi đi xe máy. Xuất phát thì ai cũng nghĩ như thế, nhưng thực tế thì dường như ngược lại.

Trên các diễn đàn, trang báo có rất nhiều những câu hỏi dạng nên mua xe nào, và những câu trả lời tư vấn đều rất hợp lý, nhưng sao thực tế khác xa. Chẳng hạn chọn SUV giá trên một tỷ. Tư vấn trên mạng phần lớn bảo mua Mitsubishi Pajero Sport thay vì Toyota Fortuner. Nhưng khi mua thì đảo ngược, lấy Fortuner bởi lý do muôn thuở "mua xe Toyota sau này bán lại được giá hơn ông ạ".

Chỉ một số nhỏ không quan tâm đến giá trị bán lại, mà thực sự quan tâm tới cảm giác của mình. Có thích thiết kế đó không, xe đó cảm giác lái có "sướng" không. Nếu cứ chạy theo thương hiệu và giá trị bán lại, có lẽ khó có hãng xe nào vượt mặt xe Nhật tại Việt Nam.

Cứ xe to phải đền xe bé

Đó là luật bất thành văn, bất kể ai đúng ai sai. Các nhân chứng sau một hồi sẽ quay lý lẽ về xe bé. Người dân Việt Nam vẫn chưa thể xây dựng được thói quen đi đúng luật. Có tai nạn là xúm đông xúm đỏ, tin tức lan truyền chóng mặt. Vừa mới bảo "xe máy đi sai" nhưng lòng vòng thành ra xe máy đúng. Bởi thói quen bênh người yếu thế.

Ở nước ngoài, nếu đi bộ sang đường không đúng nơi, đúng luật, ôtô đâm thẳng mà không mắc tội hay đền bù.

Ý thức tùy phương tiện

Người không tuân thủ luật lệ đã đành, sợ nhất là những người lúc thế nọ, lúc thế kia. Khi lái ôtô thì giảng dạy không được lấn làn, tạt đầu, chạy quá tốc độ... Nhưng cũng chính người đó khi xuống đi xe máy thì nhảy vào làn ôtô, chạy xe không đội mũ bảo hiểm... Chẳng lẽ chỉ khi đi ôtô mới phải tuân thủ pháp luật?

Những người này như tắc kè hoa, luôn biến đổi bản thân theo phương tiện mà mình di chuyển. Hay vì họ nghĩ rằng đi xe hơi thì ở đẳng cấp khác, phải thể hiện mình thế nọ thế kia, còn đi xe máy thì "bình dân", thì tầm thường nên vô lề vô thói?

Nguyên Khoa

Ôtô không khởi động khi tài xế say rượu

Các nhà nghiên cứu Đức đang phát triển công nghệ ngăn một ai đó lái xe nếu phát hiện có dấu hiệu của chất cồn.Các thiết bị phân tích hơi thở thông minh đã được áp dụng một thời gian dài khi tình trạng say rượu lái xe khá nghiêm trọng trên toàn thế giới. Nhưng những thiết bị này không giúp ích trong trường hợp cần ngăn cản ai đó ngồi vào vô-lăng dưới tác động của chất cồn. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu ở Đức tạo ra ALC (Alcohol Language Corpus), một dạng cơ sở dữ liệu xây dựng từ những đối thoại điển hình khi ai đó say rượu.



Chất cồn có tác động khôn lường với những ai ngồi sau vô-lăng. Ảnh: Jalopnik.

Các nhà sản xuất có thể tích hợp thư viện âm thanh ALC với công nghệ đã có sẵn trên xe hơi và tạo ra hệ thống có khả năng ngăn một người lái xe nếu phát hiện họ dường như đã uống rượu. Tuy nhiên, đến khi công nghệ này được đưa vào sử dụng, còn phải chuẩn bị nhiều thứ phức tạp nữa, như điều chỉnh độ chính xác, thêm ngôn ngữ...

Hiện đã có một số hãng công nghệ và nhà sản xuất ôtô thử nghiệm các phương pháp khác nhau nhằm phát hiện tài xế say rượu. Như Nissan đã phát triển một mẫu xe concept kết hợp một camera quét khuôn mặt tài xế và các cảm biến mùi để nhận dạng độ cồn. Nhưng tất cả các hệ thống này vẫn chưa đi vào thực tế vì nhiều thứ, từ giá thành, việc tích hợp và độ chính xác.

Mỹ Anh

Những lỗi lầm tai hại nhất khi đỗ xe

Để trẻ em trong xe quá lâu dưới trời nắng nóng, quên kéo phanh tay, mở cửa vào người đi đường khi đỗ xe là một trong những lỗi lầm mà người lái xe hay mắc phải.Dù vô tình quên hay coi nhẹ những sơ suất này, liên tục có nhiều lái xe mắc phải trên khắp thế giới.

1. Để trẻ em trong xe quá lâu dưới trời nắng
 

Theo thống kê của kidsandcars, mỗi năm có khoảng 38 trẻ em qua đời vì bị nhốt trong xe quá lâu dưới trời nắng ở Mỹ. Sốc nhiệt, thiếu khí là nguyên nhân dẫn tới tử vong. Các ông bố, bà mẹ có thể quên mất có trẻ em ở phía sau khi ghé mua hàng, hoặc cũng có thể họ biết nhưng cho rằng việc đó không có tác hại.

Để tránh hiện tượng này, phát minh của một cậu bé mới học lớp 5 được kênh Fox đưa tin khá đơn giản nhưng hữu dụng. Theo đó, tài xế hãy dùng một dây cao su nối từ hàng ghế sau tới tay nắm bên trong cửa, nhờ vậy lúc mở xe sợi dây sẽ báo hiệu cho họ biết vẫn còn người phía sau. >>Xem video

Ngoài trẻ em thì thú cưng cũng là những đối tượng dễ bị bỏ quên trong xe dưới trời nắng.

2. Mở cửa xe ảnh hưởng tới người đi đường


Bài học cơ bản khi thi lấy bằng lái xe, mỗi người đều được dạy phải mở hé cửa, chú ý quan sát phía sau, nếu đường trống mới mở hết cửa và bước ra ngoài, tuy nhiên nhiều người vẫn bỏ qua quy tắc này mà đột ngột mở cửa, có thể gây tai nạn cho những người đi đường, đặc biệt là xe đạp và xe máy.

Để khắc phục tình huống này, nhiều nơi chừa thêm một dải nhỏ trên đường, vẽ vạch chéo ngăn không cho phương tiện khác đi vào, chính là để dành không gian khi mở cửa ôtô.

3. Quên kéo phanh tay

Với những nơi có địa hình dốc, kéo phanh tay là yêu cầu bắt buộc, thậm chí để chắc chắn một số biển báo đỗ xe còn có thêm cảnh báo nhắc nhở kéo phanh tay. Quên kéo phanh tay có thể là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn khi xe lao ra đường với tốc độ cao mà không báo trước.

4. Không tắt đèn, lên kính

Nhiều khi do vội hoặc sơ suất, các tài xế cứ lẳng lặng ra khỏi xe, vào nhà và yên giấc ngủ sau một ngày làm việc mà chưa lên hết kính hoặc chưa tắt hết hệ thống đèn, phần mềm trên xe. Ví dụ đèn pha, tốn nhiều năng lượng nhất. Với những xe trang bị đèn pha tự động thì điều này có vẻ lạ, bởi lẽ tắt xe là tắt đèn, nhưng với những xe không có đèn pha tự động, để đèn sáng cả đêm có thể khiến xe không thể nổ máy vào sáng hôm sau.

Minh Hy

'Phanh bằng số' khi đổ đèo là như thế nào?

Không xuống dốc bằng N, cũng không dùng D mà phải chuyển sang chế độ bán tự động.Để dễ tưởng tượng ta sẽ cùng nhau "đổ đèo" với 2 xe cụ thể:

1. Kia Morning SLX 4 số tự động

Bạn đang chuẩn bị đến đoạn phải đổ dốc, rà phanh rồi chuyển từ D sang L2 (L2 là số thấp, với tỷ số truyền khoảng giữa số 2 và 3 khi ở chế độ D), và bạn sẽ thấy xe trôi xuống dốc theo quán tính, vòng tua máy lên cao, nhưng số vẫn ở "L2" vì đây là chế độ bán tự động, không nhảy số, do đó xe được ghìm lại.


Khi vòng tua máy cao, bắt đầu vượt ngưỡng 3000 vòng/phút bạn nên rà phanh cho xuống dưới 2000 vòng/phút rồi lại nhả phanh cho trôi. Nếu dốc quá cao thì xe sẽ đạt tốc độ cao rất nhanh và phải rà phanh nhiều để giảm bớt vòng tua máy cho đỡ hại máy, khi đó bạn đã phanh hơi nhiều, lúc này nên rà phanh xuống dưới 2000 vòng/phút rồi về hẳn L1. L1 sẽ giúp xe hãm rất hiệu quả (vì tỷ số truyền tương đương với số 1) và sẽ không tự chuyển lên số cao (cái hay là ở chỗ đó, nó sẽ không chuyển số cao nên xe sẽ bị "ghìm" lại như trường hợp về hẳn số 1 đổ dốc với xe số sàn).

Khi hết đoạn dốc cao, chuyển dốc thoai thoải hơn, có thể đi nhanh hơn thì bạn lại chuyển lên L2, sẽ thấy xe "thoát" hơn và trôi nhanh hơn nhưng vẫn trong tốc độ an toàn (40 km/h ~ 50 km/h). Khi hết hẳn dốc thì chuyển sang D lái tiếp như bình thường.

2. Hyundai Sonata 2.0 AT 6 số

Bắt đầu sắp vào đoạn dốc gạt cần số sang trái vào rãnh bán tự động (rãnh có in + và -), nhìn lên táp-lô sẽ thấy chữ D chuyển thành số hiện tại (ví dụ đang là số 4). Dốc thoai thoải, xe bắt đầu tăng tốc do quán tính, vòng tua máy lên cao trên 3000 vòng/phút, nhưng không tự động lên số 5 vì ta đang đi chế độ bán tự động. Rà nhẹ phanh giảm tốc cho xuống 2000 vòng/phút rồi kéo cần số hướng dấu -, nhìn trên táp-lô sẽ thấy hiện số 3 (đang về số 3), xe hơi "ghìm" lại do số thấp sức cản lớn, bạn đang "phanh bằng số", chúc mừng!

Cứ thế, quá dốc thì lại về thêm số (kéo về -), độ dốc giảm xe mất đà thì lại đẩy lên + để vào thêm số, sao cho tốc độ cứ trong khoảng 40 km/h ~ 50 km/h với khúc cua không quá gắt và không động vào phanh nhiều là ok.

Lưu ý cứ mỗi khi đấm số lên + thì không cần rà phanh nhưng nếu về số - thì nhất định nên rà phanh để giảm sốc cho hộp số tự động. Bạn làm sao xe không bị "giật" vì hộp số là được, hãy để phanh "ghìm" xe trước, rồi sau đó để hộp số nhẹ nhàng cản xe trôi một cách từ từ.

Chúc các bạn thành công!
Hoàng Đức


Kinh nghiệm lựa chọn dầu nhớt phù hợp cho ô tô của bạn

Lựa chọn dầu nhớt để sử dụng là một trong những mối quan tâm lớn khi sở hữu & vận hành ô tô. Tùy theo tình trạng và tuổi thọ của động cơ mà người dùng cần phải biết cách lựa chọn đúng loại dầu nhớt phù hợp cho ô tô mình. Những kiến thức và kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và lựa chọn đúng loại dầu nhớt tốt nhất cho xế yêu của mình!


Công dụng thực tế của dầu bôi trơn động cơ?

Không chỉ có chức năng bôi trơn động cơ, dầu nhớt còn có rất nhiều công dụng khác đối với động cơ.

Bảo vệ- Màng dầu ngăn cản các bề mặt kim loại tiếp xúc trực tiếp với nhau, bảo vệ các bề mặt chịu tải cao khi dầu bị “quét” ra khỏi kim loại và chống ăn mòn cho các bề mặt kim loại và hợp kim.Làm mát - Dầu nhớt phân tán nhiệt sinh ra do ma sát và quá trình đốt nhiên liệu lên đến hơn 350°C ở vùng pít-tông.Làm sạch - Dầu nhớt giúp làm sạch các bộ phận bên trong động cơ.Làm kín - Dầu nhớt tạo thành chất làm kín giữa xéc măng, pít-tông và thành xy-lanh để giữ áp suất trong buồng đốt và giảm thiểu các chất khí cháy lọt xuống các-te.Chứa cặn: Dầu bôi trơn sẽ là nơi chứa các chất cặn được giữ lơ lửng trong dầu nhớt, tránh tạo thành các cặn bã kích thước lớn có thể làm nghẹt lọc nhớt.

Vì sao phải thay dầu động cơ và lọc nhớt định kỳ?

Trong quá trình sử dụng, dầu nhớt sẽ bị biến chất do nhiệt (oxy hóa, nhiệt phân), tạp nhiễm (bụi, nước, nhiên liệu) và lượng chất phụ gia trong dầu bị tiêu hao trong quá trình vận hành.Như vậy, thời gian sử dụng dầu dài hay ngắn tùy thuộc vào chất lượng dầu, điều kiện làm việc của động cơ và điều kiện môi trường xung quanh. Chính vì thế, sau một thời gian sử dụng, dầu bôi trơn sẽ không còn đảm bảo tính năng bôi trơn và bảo vệ động cơ, do đó cần phải xả bỏ và thay dầu bôi trơn mới sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định.

Thời gian thay dầu định kỳ thường được nhà sản xuất xe khuyến cáo theo thời gian hoặc theo số km vận hành cụ thể. Tuy nhiên, trong điều kiện vận hành khắc nghiệt hoặc môi trường bất lợi, dầu cần được thay sớm hơn định kỳ hướng dẫn, thường là khoảng 2/3 số km vận hành.

Khi sử dụng xe ô tô, sau 2-3 lần thay dầu động cơ thì chúng ta nên thay lọc nhớt 1 lần. Lí do là trong quá trình động cơ hoạt động có tạo ra cặn bã bám vào lọc nhớt, sau một thời gian lọc nhớt sẽ không thể hoạt động tốt được nữa, dễ dẫn đến tình trạng nhớt không được lọc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến động cơ của xe.

Lựa chọn dầu nhớt gốc khoáng, dầu nhớt tổng hợp hay là loại pha trộn?

Giá của dầu nhớt tổng hợp có thể lên đến gấp ba lần so với dầu gốc khoáng. Tuy nhiên sử dụng dầu nhớt tổng hợp có lợi hơn nhiều so với sử dụng dầu gốc khoáng. Điều này là do dầu gốc tổng hợp rất tinh khiết và có phân tử nhớt nhỏ hơn. Vì thế dầu tổng hợp sẽ giúp cho động cơ hoạt động tốt hơn vì nó có thể bôi trơn ở những chi tiết máy có khoảng hở nhỏ nhất.

Một số chủ sở hữu xe hơi có thể sẽ không muốn sử dụng dầu nhớt tổng hợp bởi giá cao. Nhưng họ không biết rằng dùng dầu nhớt tổng hợp có thể kéo dài thời gian sử dụng nhiều lần khi so với dầu gốc khoáng. Do đó, kinh nghiệm là bạn nên "đầu tư" hẳn loại dầu nhớt tốt nhất cho xe mình, nếu động cơ có vấn đề gì thì chi phí sửa chữa sẽ còn cao hơn rất nhiều lần.

Lựa chọn loại nhớt uy tín theo hướng dẫn của hãng?

Tốt nhất người sử dụng xe nên tham khảo chỉ dẫn của hãng sản xuất, các thông tin đó thường được ghi rõ trong “Tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng” (Owner’s Manual).

Các chỉ dẫn này thường là cấp độ nhớt (SAE) và cấp tính năng của dầu nhớt (API – quy định bởi Viện dầu khí Hoa kỳ) và người sử dụng xe có thể chọn loại dầu nhớt trên thị trường có đặc tính kỹ thuật phù hợp và thương hiệu có tiếng để yên tâm về chất lượng.

Cách đọc cấp độ nhớt SAE:

Dầu nhớt có độ nhớt đa cấp thường ký hiệu như sau: SAE 10W-30, 15W-40 và 20W-50, SAE 0W-40.v.v...

Chữ số đứng trước "W-" dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu nhớt đó giúp động cơ khởi động tốt. Nhiệt độ đó được xác định bằng cách lấy 30 trừ đi con số đó, nhưng tính ở nhiệt độ âm. Ví dụ loại nhớt 20W-50 khởi động tốt ở -10 độC. Dầu 10W-30 khởi động tốt ở -20 độ C...

Phần số đằng sau "W-" càng lớn thì càng đặc, càng nhỏ thì càng loãng. Ví dụ xe hay đi phượt nên chọn nhớt đặc vì khi đi phượt thì máy sẽ nóng, dầu nhớt sẽ loãng ra là vừa, nếu chọ nhớt loãng sẽ gây ra hiện tượng "gào máy". Đi trong thành phố thì bạn nên chọn nhớt loãng hơn để xe dễ khởi động sau khi dừng và khởi động nhiều lần.

Cách đọc cấp tính năng API:

Các cấp chất lượng của API cho động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG,… đến cấp mới nhất hiện nay là API SN. API cho động cơ Diesel ký hiệu là CA, CB, CC, CD…

Trong đó, chữ cái cuối dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo bảng chữ cái, chữ cái càng đứng sau thì biểu thị cho phẩm cấp càng cao hơn. Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM, SM cao hơn SL.v.v...



Các loại nhớt khác nhau có thông số SAE-API khác nhau ghi rõ trên nhãn chai

Xác định thói quen sử dụng xe để chọn loại nhớt phù hợp?

Một nhân tố mà ít người sử dụng xe lưu ý đến khi chọn nhớt chính là thói quen sử dụng xe của bản thân.

Anh Bùi Văn Tuấn, giám đốc phòng Dịch vụ Chevrolet An Thái, Tp.HCM cho biết :"Đối với các thành phố lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, người sử dụng xe thường liên tục dừng và khởi động để di chuyển những quãng đường ngắn; chạy – dừng nhiều lần hoặc xe thường nổ máy nhưng lại không chạy (chạy không tải) do tình trạng kẹt xe,". Đáng lưu ý là, thời điểm khởi động và làm nóng máy này chịu trách nhiệm đến 75% mài mòn động cơ, do nhớt vẫn lưu lại ở các-te, chưa được bơm đầy đủ và các chi tiết của động cơ.

Để bảo vệ tốt động cơ xe ngay từ khi khởi động, chúng ta nên sử dụng các loại nhớt có độ đậm đặc thấp, hoặc có đặc tính bảo vệ đặc biệt như dòng Castrol MAGNATEC, cấp chất lượng đạt và vượt tiêu chuẩn API SN/CF. Sở hữu công nghệ các phân tử thông minh bám chặt vào bề mặt động cơ, tạo màng dầu bảo vệ ngay cả khi xe đã tắt máy, MAGNATEC là loại nhớt phù hợp nhất cho nhu cầu di chuyển nội thành. Đây là dòng nhớt được phát triển công nghệ trong suốt 20 năm và được tin dùng bởi 99% người sử dụng.

Những thử nghiệm thực tế trong 300 giờ động cơ hoạt động cho thấy hiệu quả của dòng nhớt Castrol MAGNATEC

Anh Vũ Quang Việt - chuyên gia về cơ khí ô tô, giám đốc Garage Trí Thành tại TP. Buôn Mê Thuộc, Daklak cho biết:"Về các loại nhớt cho xe ô tô, chúng tôi luôn tư vấn & hướng dẫn cho khách hàng dùng nhớt Castrol. Bởi thương hiệu này có uy tín lâu đời, tính năng và công dụng của loại nhớt này được đánh giá tương đối cao, kể cả các hãng xe nổi tiếng khắc khe trong việc lựa chọn dầu nhớt bôi trơn động cơ.

Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Castrol là khá tốt. Đặc biệt là gần đây, Castrol còn tung ra nhiều sản phẩm mới như EDGE, MAGNATEC và GTX, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với dòng xe mình sử dụng."

Dầu nhớt bán tổng hợp hay nhớt khoáng phù hợp với xe máy

Nhiều người băn khoăn khi lựa chọn dầu nhớt cho chiếc xe của mình. Những phân tích dưới đây sẽ cho thấy rõ khả năng bảo vệ động cơ xe của từng loại dầu.

Dầu nhớt (nhớt) được pha chế từ dầu gốc và phụ gia. Hai loại dầu gốc chính: dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp toàn phần. Dầu gốc khoáng có nguồn gốc tự nhiên, tạo ra từ quá trình cracking dầu mỏ. Thành phần dầu gốc khoáng là hỗn hợp các phân tử có hình dạng, kích thước và tính chất lý hóa, có độ đồng nhất chưa cao. Dầu gốc tổng hợp được sinh ra trong quá trình tổng hợp hóa học nên có thành phần phân tử đồng nhất, tính chất lý hóa đồng nhất và được thiết kế chọn lọc, chuyên biệt theo mục đích.

Sự khác biệt giữa nhớt tổng hợp và nhớt khoáng cũng đến từ nguyên liệu thô. Dầu nhớt tổng hợp được làm từ quy trình tinh chế hóa học cho mục đích riêng biệt nên chịu được nhiệt độ cao và ổn định trước những tác nhân gây hại. Dầu nhớt tổng hợp sẽ lâu bị xuống cấp hơn so với dầu gốc khoáng truyền thống, bởi loại này có khả năng chịu ôxy hóa cao hơn, chịu được nhiệt độ cao hơn, đồng nghĩa với khả năng bảo vệ động cơ xe máy của người sử dụng tốt hơn.


Trong thực tế, dầu nhớt tổng hợp chất lượng cao có thể sử dụng cho hàng nghìn ki-lô-mét trước khi có dấu hiệu suy giảm hiệu năng, bởi chúng được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với yêu cầu cao, chịu đựng tốt hơn trước môi trường ít khắc nghiệt hơn trong động cơ thực tế. Chính vì vậy, dầu nhớt tổng hợp sẽ hoạt động tốt và bền hơn so với dầu nhớt gốc khoáng vì chúng được tinh chế với mục đích như vậy. Chi phí cho dầu tổng hợp so với dầu gốc khoáng có thể gấp 4 lần. Chính vì vậy, dầu nhớt bán tổng hợp - sự kết hợp giữa dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp, được tạo ra nhằm tiết kiệm và mang lại hiệu quả cho động cơ xe máy. Dầu bán tổng hợp được làm từ hỗn hợp dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp, mang lại những công năng của dầu tổng hợp đồng thời giúp giảm bớt chi phí cho người tiêu dùng. Tóm lại, dầu bán tổng hợp thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng xe máy trên toàn thế giới ở tính hiệu năng, giá cả, chất lượng và độ bền.

Một sản phẩm dầu nhớt bán tổng hợp mới của Caltex, Havoline Super 4T Semi-Synthetic SAE 10W-30 được pha chế giữa dầu tổng hợp và dầu gốc khoáng cao cấp, có khả năng đem lại những lợi ích như dầu tổng hợp, trong khi giá chỉ cao hơn dầu gốc khoáng khoảng 8%.

Người sử dụng xe máy cần lưu ý một vài điểm sau trước khi lựa chọn loại dầu phù hợp cho “xế yêu” của mình. Dầu nhớt bán tổng hợp giúp bảo vệ tốt nhất đối với động cơ xe máy của bạn, đi kèm là những lợi ích cộng thêm, giúp xe máy trở nên bền hơn, kéo dài thời gian thay phụ kiện.

Người sử dụng thay nhớt quá thường xuyên sẽ không thấy được lợi ích của dầu nhớt tổng hợp và bán tổng hợp. Một số ý kiến cho rằng, rủi ro của việc sử dụng dầu tổng hợp là bị trượt ly hợp bởi chúng “quá trơn”. Thực tế là dầu tổng hợp không bôi trơn hơn so với dầu khoáng, nhưng theo những xe khác nhau, thiết kế côn khác nhau, một lượng phụ gia nhỏ sẽ được thêm vào dầu để phục vụ cho việc bôi trơn dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, bất cứ khi nào người sử dụng mua loại dầu nhớt tổng hợp xe máy có đầy đủ các phẩm cấp, đáp ứng những tiêu chí chính xác của Hiệp hội tiêu chuẩn ôtô xe máy Nhật Bản (JASO), họ sẽ không sợ bị trượt ly hợp. Nếu đang lái một chiếc xe ga, bạn cần đảm bảo dầu nhớt được chọn sẽ phù hợp với tiêu chuẩn JASO MB. Mặt khác, nếu là xe số, bạn có thể tìm kiếm ký hiệu JASO MA hoặc JASO MA2 trên nhãn dầu nhớt.

Các dầu bán tổng hợp khác nhau sẽ có tỷ lệ dầu gốc tổng hợp khác nhau. Người sử dụng dầu nhớt nên chọn loại dầu nhớt đến từ một nhà sản xuất uy tín, có danh tiếng để đảm bảo an toàn cho chiếc xe của mình.

(Nguồn: Havoline)

5 “kinh nghiệm vàng” cho người sử dụng xe FI.

Tiết kiệm nhiên liệu đáng kể, bộ máy hoạt động ổn định, khởi động tốt, vận hành êm ái… là những ưu điểm nổi bật giúp cho những dòng xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử (FI) lên ngôi.



Tuy nhiên xe FI nếu không được quan tâm cũng rất dễ “đổ bệnh”. Hãy tham khảo những kinh nghiệm quý báu dưới đây của một “chuyên gia FI” - anh Trần Lê Nhật Linh Phương Vũ, người đã dành giải Nhất cuộc thi “Thợ giỏi - Chủ tài năng 2014” do Công ty TNHH Castrol BP Petco tổ chức.

“Giải mã” công nghệ FI

Hệ thống FI cơ bản gồm các bộ phận chính như: ECU (Engine Control Unit - Bộ điều khiển động cơ) có nhiệm vụ điều khiển mức độ phun xăng đã được lập trình thông qua các cảm biến; Hệ thống bơm xăng – có nhiệm vụ tăng áp suất để đảm bảo độ phun xăng tốt trong mọi trường hợp; Đầu phun xăng; Ống dẫn xăng và các cảm biến… Chính vì vậy, công nghệ FI ngày càng được ưa chuông, thay thế dần cho công nghệ cũ (sử dụng chế hòa khí – hay còn gọi là bình xăng con).



Công nghệ FI ngày càng được cải tiến hiện đại

Cũng vì có cấu tạo phức tạp và cần quá nhiều thông số để tối ưu hóa quá trình phun nhiên liệu nên xe FI cũng rất dễ gặp sự cố. Nếu không phải là những người thợ sửa xe chuyên nghiệp, đã được đào tạo bài bản về xe FI thì rất khó để “bắt đúng bệnh”, thậm chí còn “biến lành thành què”, khiến cho khách hàng tiền mất tật mang.

Chia sẻ “5 bí quyết vàng”

Với kinh nghiệm làm nghề dày dạn, anh Phương Vũ (chủ cửa tiệm Vũ Spacy) đã tổng lược lại những sai lầm cơ bản đồng thời chia sẻ những bí quyết hữu ích để giúp người sử dụng “hiểu và yêu xe” FI hơn:

1. Chọn đúng nhiên liệu

Khuyến nghị chung của hầu hết các hãng sản xuất xe gắn máy trên thị trường là sử dụng xăng có chỉ số RON lớn hơn 90. Tuy nhiên A95 là loại xăng cao cấp có khả năng chống kích nổ cao hơn xăng A92, giúp động cơ nổ đúng thì thiết kế tốt hơn, hoạt động trơn tru, giúp hòa khí cháy đúng thời điểm, cháy đều và cháy hết.

Vì vậy, lời khuyên của anh Vũ là “tất cả các chủ xe FI nên chọn mua đúng xăng A95 để bảo vệ xe và giúp chiếc xe chạy nhẹ nhàng hơn, bốc hơn”.

2. Thay nhớt và bảo dưỡng định kỳ

Bảo dưỡng xe và thay nhớt định kỳ (khoảng 1.000 - 1.200km nếu chạy trong thành phố) là yếu tố rất quan trọng để kéo dài “tuổi thọ” cho xe. “Đặc biệt, nếu bạn dùng xe tay ga thì cần lưu ý chọn loại nhớt chuyên biệt (đạt tiêu chuẩn JASO MB) cho dòng cho xe này. Nếu dùng nhớt không đúng sẽ gây nóng máy, tốn nhiên liệu, tăng độ mài mòn và đóng cặn trong động cơ dẫn đến làm giảm tuổi thọ xe”.



Thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm dầu nhớt khác nhau dùng cho xe tay ga. Bạn có thể chọn lựa Castrol Power 1 4T Scooter mới với nhiều tính năng được cải tiến, sử dụng công nghệ Zip Booster giúp xe tay ga 4 thì vận hành tối ưu, tăng tốc nhanh, chống mài mòn, giảm ma sát hiệu quả.

3. Khởi động xe đúng cách

Do vội vàng, sau khi mở khóa điện, người sử dụng thường không chờ đèn tín hiệu FI tắt mà bấm nút khởi động ngay. Điều này khiến hệ thống phun xăng không có đủ thời gian để hoàn tất khâu khởi động nhằm phun nhiên liệu được chính xác và bền hơn, dẫn đến hệ thống bơm nhiên liệu rất dễ bị hỏng.

Vì vậy, dù vội đến đâu, bạn cũng nên chờ vài giây để đèn tín hiệu FI tắt rồi mới nhấn nút khởi động, và lưu ý không nên nhấn nút khởi động liên tục.

4. Sử dụng bình ắc quy phù hợp

Bạn cần lưu ý sử dụng bình ắc quy có điện áp (V) và dung lượng (Ah) phù hợp với xe. “Ví dụ xe của bạn đang chạy bình ắc quy 12V - 7Ah, khi vào tiệm, chủ tiệm không chuyên nghiệp hoặc thiếu cái tâm, thay cho bạn một bình ắc quy khác, 12V – 5Ah chẳng hạn. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ thống điện của xe, khiến xe mau hỏng”.

5. “Giải nhiệt” cho xe

Động cơ quá nhiệt khiến máy bị ỳ, có mùi khét và bốc khói, nặng hơn có thể làm chết máy… Hiện nay, các dòng xe tay ga cao cấp đều sử dụng hệ thống làm mát bằng dung dịch chất lỏng. Do đó, cần thay mới dung dịch làm mát khoảng 20.000 km/ lần nhằm đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ở điều kiện tốt.

Mẹo khởi động xe máy mùa đông

Mùa đông nhớt thường đặc hơn, xăng bay hơi kém nên cần có những lưu ý để khởi động.  Buổi sáng thứ 2, Thanh Hằng, nhân viên một hãng truyền thông tại Hà Nội, tâm trạng thoải mái dắt xe máy ra cổng đi làm. Cô lên xe rồi khởi động. Tiếng máy xịch xịch nhưng tắt ngóm khi tay vừa rời khỏi nút đề.

Thử lại lần 2, rồi lần 3... Mỗi lần cô đều cố giữ lâu hơn với hy vọng chiếc xe tỉnh giấc đúng lúc cho kịp giờ làm nhưng tất cả đều không thành công. Tâm trạng thoải mái lúc trước giờ chuyển thành âu lo, Hằng liếc nhìn xung quanh tìm sự giúp đỡ. Không thấy bất kỳ tia hy vọng nào, cô gọi điện cho sếp xin đến muộn, rồi lật đật dắt xe đến cửa hàng sửa chữa.

Cách khởi động xe chưa hợp lý đã khiến Thanh Hằng muộn giờ làm. Trong khi cô hoàn toàn có thể thay đổi hiện trạng đó.


Đạp khởi động trước khi mở khóa điện

Mùa đông, nhiệt độ thấp nên độ nhớt của dầu bôi trơn trong động cơ thường cao hơn mùa hè. Toàn bộ động cơ đang ở trạng thái tĩnh, độ nhớt dầu tăng khiến lực cản khởi động lớn. Việc đạp khởi động giúp phá vỡ trạng thái tĩnh đó, đồng thời đưa một lượng dầu dưới cacte đi bôi trơn.

Kiểm tra và tắt đèn

Khi động cơ chưa nổ, ắc-quy là nguồn cung cấp điện duy nhất trên xe. Càng nhiều phụ tải, dòng điện khởi động nhỏ, động cơ càng khó nổ. Không nhất thiết phải mở khóa điện mới xác định được trạng thái đóng tắt của đèn. Bởi thực tế, tại mỗi công tắc nhà sản xuất đều quy định vị trí kèm theo ký hiệu. Việc tắt đèn trên xe máy chỉ đơn giản là gạt công tắc đèn về phía có dấu chấm “.”

Kéo le gió

Một nguyên nhân khác khiến động cơ khó nổ vào mùa đông là nhiệt độ thấp, xăng bay hơi kém. Để động cơ khởi động dễ cần cấp thêm xăng. Le gió được bố trí bên tay trái, khi kéo le bướm gió trên đường nạp của động cơ đóng, độ chân không sau bướm gió tăng nhờ đó xăng được hút vào xi-lanh nhiều hơn.

Đề khởi động với động cơ dùng chế hòa khí

Người sử dụng có thể đề khởi động ngay sau khi mở khóa điện, chuyển số về Mo. Thời gian giữ nút đề không quá 20 giây. Nếu đề quá lâu sẽ làm giảm tuổi thọ và tiêu tốn nhiều điện năng của ắc-quy. Lần khởi động đầu tiên sẽ là lần ắc-quy khỏe nhất. Nếu động cơ vẫn không nổ, hãy chờ khoảng 30 giây để ắc-quy hồi điện trước khi khởi động lại. Sau vài ba lần khởi động, nếu vẫn không nổ máy, bạn nên chuyển sang khởi động bằng chân.

Đề khởi động cho động cơ phun xăng (FI)

Sau khi bật khóa điện, bạn cần chờ đèn CHECK ENGINE trên bảng táp lô sáng, sau đó tắt thì mới khởi động. Đây là giai đoạn máy tính điều khiển động cơ kiểm tra trạng thái làm việc của hệ thống phun xăng, hệ thống đánh lửa,.... Thời gian kiểm tra kéo dài không quá 45 giây. Trong trường hợp đèn CHECK ENGINE sáng liên tục không tắt, động cơ có thể đã gặp sự cố, bạn nên đưa xe tới cửa hàng sửa chữa khi có thể. Nếu đèn CHECK ENGINE tắt, thực hiện thao tác khởi động xe như với xe dùng chế hòa khí. Ở một số dòng xe, yêu cầu phải gạt chân chống, bóp phanh mới có thể khởi động.

Mở bướm gió

Sau khi động cơ đã khởi động, duy trì ở chế động không tải trong khoảng một phút để sưởi ấm động cơ. Tăng ga từ từ cho đến khi tiếng máy nổ giòn. Lúc đẩy le gió về vị trí ban đầu để mở bướm gió, đồng thời điều chỉnh ga để không bị chết máy.

Bảo dưỡng ắc-quy

Ắc-quy khỏe giúp động cơ dễ khởi động hơn. Trước mỗi mùa đông, bạn nên kiểm tra ắc-quy, bổ sung thêm nước và nạp no.

Thế Hoàng

Dầu động cơ xe: Những điều cần biết

Là một hỗn hợp chất lỏng quan trọng cho vận hành của động cơ xe, nhưng không phải ai cũng nắm rõ những tác dụng và chức năng của dầu nhớt.



Về mặt lý thuyết, chức năng cơ bản của dầu nhớt động cơ là bôi trơn (giảm ma sát và giảm mài mòn) cho các bộ phận chuyển động trong động cơ, chống ăn mòn, làm mát, làm kín buồng đốt và làm sạch động cơ.

Bên cạnh đó, ngoài chức năng bảo vệ động cơ, dầu nhớt động cơ hiện đại còn phải có thời gian sử dụng dài và tương thích với các bộ phận xử lý khí thải được lắp trong động cơ.

Tùy theo loại động cơ (2 thì hay 4 thì) và nhiên liệu sử dụng (xăng, dầu diesel, dầu cặn, nhiên liệu sinh học, hay khí đốt) mà dầu nhớt động cơ sẽ được thiết kế thích hợp để đáp ứng tốt các yêu cầu bôi trơn riêng biệt.

Tác dụng của dầu nhớt

Bôi trơn: Dầu nhớt được sản xuất với nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là bôi trơn. Do động cơ xe được cấu thành từ rất nhiều các chi tiết kim khí như piston, trục cam, xu-páp… Khi động cơ vận hành, lực ma sát được sinh ra giữa các bộ phận này với nhau là rất lớn. Do đó, dầu nhớt được thiết kế để giúp cho piston chuyển di lên xuống nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh. Hệ thống bơm sẽ phun dầu nhớt vào mọi ngóc ngách bên trong động cơ để tạo thành lớp đệm trơn trên bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết, làm giảm lực ma sát và tăng hiệu suất vận hành. Đồng thời, việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa các chi tiết giúp giảm thiểu sự mài mòn các bề mặt kim khí, có tác dụng bảo vệ và tăng tuổi thọ của động cơ.

Làm mát: Khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu là rất lớn. Nhờ quy trình luân chuyển liên tiếp, dầu nhớt sẽ có tác dụng làm mát, tránh được tình trạng quá nhiệt của động cơ.

Làm kín: Trong quá trình vận hành, dầu nhớt có tác dụng như một lớp đệm mềm không định hình bịt kín khe hở giữa piston và thành xi-lanh để giảm thất thoát áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.

Làm sạch: Quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ sẽ sản sinh ra muội đọng lại trong động cơ. Lúc này, dầu nhớt sẽ có nhiệm vụ cuốn trôi và làm sạch những muội bám này. Các muội bẩn sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu được giữ lơ lửng trong dầu, nhờ đó giúp giảm thiểu những hư hại của đọng cơ do muội bẩn gây ra.

Chống gỉ: Việc được bao bọc bởi một lớp dầu mỏng trên bề mặt sẽ giúp các chi tiết kim loại trong động cơ hạn chế sự xúc tiếp với không khí, tránh được hiện tượng ôxy hóa dẫn đến han gỉ.

Thành phần và phân loại

Đa số dầu nhớt là hỗn hợp từ các loại dầu gốc và các chất phụ gia. Dầu gốc là thành phần chủ yếu, có thể chiếm từ 85 đến 100% khối lượng dầu nhớt thành phẩm và có vai trò chính đối với tính năng của dầu nhớt. Dầu gốc thường được chế biến từ dầu thô hay còn gọi là dầu khoáng. Các loại dầu gốc được chế biến từ việc tổng hợp các thành phần hydro carbon từ dầu thô được gọi là dầu tổng hợp.

Dầu khoáng: Là một hỗn hợp các phân tử hydro carbon có hình dạng, kích thước và tính chất lý hóa không đồng nhất nên tính năng bôi trơn không ổn định, đặc biệt trong những điều kiện nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

Dầu tổng hợp: Do có thành phần phân tử đồng nhất và được thiết kế chọn lọc nên dầu tổng hợp có tính năng bôi trơn cao, chuyên biệt, thời gian sử dụng dài và ít hao. Tuy nhiên dầu tổng hợp cũng có những điểm bất lợi như ít tương thích với các vật liệu làm kín (gioăng, phốt), kém bền thủy phân, ít tương thích với các loại dầu khác và giá thành cao.

Dầu bán tổng hợp: Là loại dầu gốc được pha trộn giữa dầu khoáng và một phần dầu tổng hợp (từ 10% khối lượng trở lên) để có tính năng bôi trơn được cải thiện hơn so với dầu gốc khoáng và giá thành thấp hơn so với dầu tổng hợp.
Phụ gia: Là các chất được pha trộn với dầu gốc để bổ sung hoặc tăng cường tính chất của dầu gốc để dầu nhớt đáp ứng các yêu cầu bôi trơn cụ thể và có thể chiếm từ 0 đến 15% khối lượng dầu nhớt. Tùy vào mục đích sử dụng và phẩm cấp dầu mà các hãng dầu có công thức bổ sung chất phụ gia trong dầu thương phẩm khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản trong dầu nhớt động cơ sẽ có 3 loại phụ gia như sau.

- Phụ gia biến đổi tính chất của dầu gốc, như phụ gia làm tăng chỉ số độ nhớt, phụ gia làm giảm điểm rót chảy, phụ gia chống biến dạng hóa tính.

- Phụ gia bảo vệ dầu, gồm có các chất ức chế ô-xi hóa, chống bọt và khử hoạt tính kim loại.

- Phụ gia bảo vệ bề mặt kim loại, gồm các chất chống mài mòn, chống ăn mòn, cải thiện ma sát, các chất tẩy rửa và phân tán.

Tùy theo công dụng bôi trơn và điều kiện làm việc của dầu nhớt, các loại dầu gốc và phụ gia được chọn lọc với tỉ lệ thích hợp tạo thành một công thức dầu.
Tiêu chuẩn của dầu nhớt

Dầu nhớt có 3 tiêu chuẩn cơ bản là SAE, API và JASO.

Tiêu chuẩn SAE: là tiêu chuẩn phân loại theo độ nhớt (độ cứng và độ mềm của dầu). Với dầu nhớt đa cấp, tiêu chẩn này cấu thành từ 2 yếu tố. Ví dụ: ký hiệu 20W-40, trong đó 20 là trị số đặc tính của dầu tại điều kiện nhiệt độ thấp, W là winter (mùa đông) và 40 là trị số đặc tính của dầu tại điệu kiện nhiệt độ cao.

Tiêu chuẩn API (American Petroleum Institute): là tiêu chuẩn và chất lượng được quy định bởi Viện nghiên cứu dầu mỏ Mỹ. Cấp chất lượng của API cho động cơ chạy xăng là chữ “S” đầu ví dụ: SA, SB, SC, SE, SF, SG, … cho đến cấp chất lượng SN.

Hiện tại chỉ có dầu nhớt dành cho xe hơi mới có cấp chất lượng cao nhất là SN, còn các dầu nhớt thông dụng cho xe máy thường là SF và SG.

API cho động cơ diesel ký hiệu là chữ “C” đầu ví dụ: CA, CB, CC, CD…

Người ta vẫn thường gọi chỉ số này là Phẩm chất nhớt hay Cấp nhớt, cấp nhớt càng cao thì phụ gia càng nhiều và cao cấp, đáp ứng các yêu cầu khắc nghiệt của các chi tiết máy xe đời mới.

Tiêu chuẩn JASO: là tiêu chuẩn dầu nhớt dành cho xe gắn máy 4 thì được quy định bởi tổ chức tiêu chuẩn ôtô xe máy Nhật Bản. JASO chia ra làm 2 loại mà MA và MB, nhằm thể hiện đặc tính sản phẩm khác nhau, không liên quan đến chất lượng dầu. MA2 thể hiện hiệu suất ma sát cao nhất, phù hợp cho xe số, tránh trượt ly hợp. MB thể hiện hiệu suất ma sát thấp, dành cho xe ga, giúp giảm tiêu hao nhiên liệu, còn xe 2 thì là JASO“FC”.

SAE (Society of Automotive Engineers) dịch là hiệp hội kỹ sư tự động hóa. Để cho dễ hiểu, các công ty dầu nhớt tại Việt Nam thường sử dụng tiếng Việt là “Độ nhớt”. Độ nhớt phân ra làm 2 loại: đơn cấp và đa cấp.

* Đơn cấp

Thường chỉ có ký hiệu SAE 40, SAE 50 (ví dụ Shell Advance 4T SAE 40) có đặc tính là độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ dầu. Ở môi trường Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, khi máy còn nguội, dầu sẽ hơi đặc và không được bơm tốt lên các chi tiết máy, khả năng giải nhiệt của loại dầu đơn cấp cũng rất kém.

Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy cắt cỏ, máy nông nghiệp, công nghiệp… hoặc dùng để pha xăng đối với động cơ 2 kỳ.

* Đa cấp

(ký hiệu SAE 20w-40, SAE 15w-40): độ nhớt của dầu theo nhiệt độ ổn định hơn so với dầu đơn cấp. Hơn nữa, độ loãng của dầu vẫn đảm bảo khả năng bôi trơn tới mọi vị trí động cơ dù nhiệt độ thấp, do đó việc bơm dầu bôi trơn khi máy “nguội” sẽ tốt hơn nhớt đơn cấp.

Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của mọi loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ “W” là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W.

Những số đứng trước chữ “W” (còn gọi là thông số đầu) dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở -20ºC, dầu 15W khởi động tốt ở -15ºC.

Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 10W, 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 10W, 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.

Đứng sau chữ “W” ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại.

Đây là ký hiệu độ nhớt tương đương khi ở nhiệt độ làm việc. Ví dụ với nhớt 10W40, khi ở nhiệt độ thường thì khá loãng, tương đương dầu SAE10, nhưng ở mặt tiếp xúc các chi tiết máy có nhiệt độ cao, thì nhớt sẽ kéo màng với độ nhớt tương đương dầu SAE 40.

Lựa chọn dầu nhớt

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại dầu nhớt cho động cơ, việc lựa chọn không đúng có thể gây tác hại. Nhiều người sử dụng xe thường có xu hướng lựa chọn dầu giá rẻ đóng trong phi lớn, nhiều loại dầu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những loại dầu này thường có chất lượng dầu gốc kém, hàm lượng phụ gia thấp nên không đảm bảo được những tính năng cơ bản đối với yêu cầu vận hành của động cơ. Hệ quả mang lại là nó sẽ gây nóng máy, tốn nhiên liệu, tăng độ mài mòn và đóng cặn trong động cơ dẫn đến làm giảm tuổi thọ động cơ xe.

Một lưu ý nữa là nhiều người tiêu dùng hay nhầm lẫn dầu nhớt dùng cho xe tay ga cho xe số. Dầu nhớt xe tay ga thường có độ nhớt thấp và hiệu suất ma sát thấp, không có phụ gia chịu áp lực cực trị nên khi sử dụng cho xe số sẽ gây trượt côn (ly hợp) và mài mòn bánh răng.

Ngược lại, nếu dùng dầu nhớt xe số cho xe ga. Dầu cho xe số thường có độ nhớt cao và hiệu suất ma sát cao để đảm bảo bôi trơn cho bộ côn và các bánh răng, do đó khi sử dung cho xe ga sẽ gây nóng máy, tăng mức tiêu hao nhiên liệu.

Có bạn đọc thắc mắc về việc dùng dầu nhớt ôtô cho xe máy có được không? Xin được trả lời là dầu nhớt cho ôtô chỉ có chức năng duy nhất là bôi trơn động cơ, trong khi yêu cầu cơ bản của dầu nhớt xe máy (đặc biệt là xe số) phải đảm bảo bôi trơn cả 3 bộ phận là động cơ, hộp số và ly hợp.

Do đó, việc sử dụng đúng loại dầu cho xe mình đang sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất là điều đặc biệt quan trọng để đảm bảo khả năng vận hành của xe cũng như tuổi thọ của động cơ.

Theo Otofun News

Vì sao động cơ tăng áp thường hao nhớt?

Sử dụng sai loại dầu có thể khiến các loại động cơ tăng áp tiêu hao nhiều khi hoạt động tại vòng tua cao.


Đối với động cơ tăng áp, cần sử dụng đúng chủng loại nhớt và thường xuyên kiểm tra mực nhớt.

Tiêu hao dầu là hiện tượng xảy ra với hầu hết các loại động cơ. Nhưng ở mức độ cho phép. Với những loai động cơ luôn cần làm việc với vòng tua máy lớn thì mức độ tiêu hao nhớt lớn hơn so với loại cùng cấp.

Theo đại diện nhà phân phối BMW tại Việt Nam, hầu như tất cả các loại xe hơi ngày nay đều trang bị hệ thống báo mực nhớt tự động nhắc tài xế khi mực nhớt dưới mức “min” để kiểm tra và châm thêm nhớt động cơ. Các xe có động cơ sử dụng tăng áp do cấu tạo, vận hành đặc biệt của bản thân turbocharger nên thường lượng nhớt máy tiêu hao sẽ nhiều hơn so với loại động cơ thông thường.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến hao hụt nhớt đối với loại động cơ tăng áp, kỹ thuật viên của BMW cho biết sự hao hụt nhớt máy đối với xe hoạt động bình thường (không xét trường hợp xe ăn nhớt do rò rỉ hệ thống hoặc động cơ quá cũ khe hở giữa piston bạc và lòng xi lanh hao mòn quá lớn) là do một phần của nhớt động cơ trong quá trình bôi trơn bị đốt trong buồng đốt tùy bởi các nguyên nhân: như cách chạy của tài xế, lưu thông trên tuyến đường ùn tắc nhiều.

Tiếp đến là do chất lượng nhiên liệu kém, dầu nhớt không đúng khuyến cáo của nhà sản xuất, trục trặc hệ thống thông hơi nhớt động cơ hay màng nhớt bôi trơn giảm ma sát giữa piston và lòng xi-lanh và đây là lý do chính tại sao những động cơ như trên các phiên bản M hoặc có turbo phải làm việc với công suất và số vòng quay cao nên luôn có mức độ hao nhớt nhiều hơn.

Đại diện một hãng xe Đức cũng khuyến cáo khách hàng phải sử dụng đúng chủng loại, chất lượng theo quy định của nhà sản xuất đối với nhớt máy, thường xuyên theo dõi mực nhớt máy và bổ sung khi cần thiết. Tất cả các trường hợp tiếp tục sử dụng xe khi mức nhớt máy xuống dưới quy định đều gây tổn hại nghiêm trọng đến động cơ.

Nhớt động cơ ngoài nhiệm vụ chính là bôi trơn, góp phần làm mát động cơ và giảm tối đa mức độ mài mòn do ma sát giữa các bề mặt kim loại (piston ring, xi-lanh). Vì vậy nếu trường hợp hao hụt nhớt máy nhưng chúng ta không châm thêm dẫn đến hậu quả giảm tuổi thọ động cơ, bó máy, kẹt turbo, chi phí sửa chữa thay thế rất cao.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia công nghệ ôtô, về nguyên tắc, động cơ turbo không hao nhớt hơn động cơ thông thường, mà do hiện nay chủ xe không sử dụng đúng nhớt cho động cơ tăng áp, đặc biệt nhớt cho động cơ turbo diesel vì loại nhớt này không phổ biến trên thị trường.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, tình trạng hao hụt nhớt máy còn do người sử dụng xe dừng động cơ quá đột ngột. "Thông thường với động cơ tăng áp sau khi sử dụng, chạy với vòng tua máy cao, máy nóng, nhớt nóng. Vì vậy, trước khi tắt máy, cần để động cơ vận hành ở chế độ bình thường khoảng 3 phút để nhớt ở khu vực động cơ giảm nhiệt trước khi tắt máy", ông chia sẻ thêm.

Xét mức độ làm việc của động cơ ứng với số km lăn bánh, việc tiêu hao nhớt được được kiểm tra đo đạc thường được các hãng thực hiện đối với những xe đã chạy ít nhất từ 7.500 km khi xe đã vào chế độ làm việc ổn định. Đối với động cơ xăng/dầu mức hao hụt nhiều nhất được chấp nhận ở mức 0.7 l/1.000 km, đối với những động cơ có cường độ làm việc lớn hơn như động cơ M của BMW hao hụt nhớt ở mức 1.5 l/1.000 km.

Đức Quang

Bảo dưỡng ôtô đúng cách

Thường xuyên kiểm tra lọc gió, theo dõi nhớt xe, thay má phanh, nước tản nhiệt động cơ hay kiểm tra bộ giảm xóc sẽ giúp chiếc xe tránh được nhiều "bệnh" trong quá trình vận hành.

Theo anh Chí Minh, Giám đốc garage Chí Minh (quận 7, TP HCM), người sử dụng ôtô, nhất là những người trẻ tuổi, thường bỏ qua quá trình bảo dưỡng xe. Đến khi xe có dấu hiệu trục trặc mới đem đến garage thì lúc này xe đã bị "bệnh nặng", vừa tốn tiền vừa mất nhiều thời gian cho quá trình sửa chữa.

Còn anh Vũ Quang Việt, Trưởng phòng quản lý kỹ thuật xưởng dịch vụ Vương Trí Thành (TP Buôn Ma Thuột) cho biết, những hư hỏng của xe thường bắt nguồn từ thói quen sử dụng của người dùng. "Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp do chủ quan đang chạy ôtô đời mới nên không chú trọng đến vấn đề bảo dưỡng dẫn đến xe bị hỏng hóc và những hậu quả đáng tiếc, rút ngắn tuổi thọ", anh Việt chia sẻ.

Khách hàng thường bỏ qua nhiều chi tiết tưởng chừng vô hại nhưng lại rất quan trọng cho đến khi xe gặp sự cố và cần được sửa chữa.

Anh Việt cho rằng việc bảo dưỡng ôtô không quá phức tạp, thường là những chi tiết đơn giản và chủ xe có thể hoàn toàn tự mình kiểm soát vấn đề này. Ví dụ như có thể bắt đầu bằng việc kiểm tra lọc gió. Bộ máy xe hơi cũng cần có không khí giống như cơ thể chúng ta cần hít thở. Tuy nhiên, người dùng thường bỏ quên bước kiểm tra lọc gió mặc dù mỗi nhà sản xuất đều có chỉ dẫn cụ thể cho mỗi loại xe, nhất là những người dùng ít để tâm đến bảo trì định kỳ.

Nếu lọc gió bẩn khi xe lưu thông trong điều kiện nhiều khói bụi như ở Việt Nam, lượng không khí lưu thông vào máy xe bị hạn chế đi nhiều, dễ dẫn đến nhiệt độ hoạt động của máy lên cao quá mức. Khi nhiệt độ xe tăng cao sẽ dẫn đến những tình trạng như xe bị hao xăng hay các bugi bị nhanh mòn. Sửa chữa những vấn đề phát sinh vì quá nhiệt sẽ tốn chi phí hơn rất nhiều so với việc chỉ đơn giản là kiểm tra và thay lọc gió. Vì vậy mỗi lần đưa ôtô đi bảo trì, thay nhớt, chủ xe nên chủ động yêu cầu kiểm tra luôn cả lọc gió. Chi phí cho mỗi lần thay lọc gió vào khoảng 400.000 đến 530.000 đồng cho các loại xe thông dụng.

Chủ xe cũng nên kiểm tra và thay nhớt xe phù hợp. Dầu nhớt là thành phần quan trọng giữ cho động cơ xe hoạt động bền bỉ, ổn định. Thế nhưng, người sử dụng xe thường phó mặc cho garage xe tự kiểm tra nếu họ có thời gian ghé qua, thay vì tự kiểm tra định kỳ. Việc lựa chọn loại nhớt và thời điểm thay nhớt phù hợp tùy thuộc vào từng loại xe và nhu cầu sử dụng xe khác nhau.

Anh Minh phân tích, đối với các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, người sử dụng xe thường liên tục dừng và khởi động để di chuyển những quãng đường ngắn, chạy rồi dừng nhiều lần hoặc xe thường nổ máy nhưng lại không chạy (chạy không tải) do tình trạng kẹt xe. Thời điểm khởi động và làm nóng máy này chịu trách nhiệm đến 75% mài mòn động cơ, do nhớt vẫn lưu lại ở các-te, chưa được bơm đầy đủ và các chi tiết của động cơ.

Nếu người dùng không khắc phục tốt quá trình mài mòn ở thời điểm này, các chi tiết máy sẽ liên tục hao mòn khiến tuổi thọ xe giảm đáng kế dù chỉ sử dụng xe để đi lại trong nội thành. Điều này dẫn đến mức tiêu hao nhiên liệu của xe tăng dần theo quá trình sử dụng, và chi phí bảo trì, thay mới các chi tiết của động cơ có thể lên đến hàng chục triệu.


Thông thường, 75% mài mòn động cơ xảy ra trong lúc khởi động và làm nóng máy. Castrol MAGNATEC có cấp chất lượng vượt tiêu chuẩn API SN/CF, cùng với công nghệ phân tử thông minh bám chặt các bề mặt và tạo màng dầu bảo vệ ngay từ khi khởi động. Tham khảo thêm thông tin tại castrolmagnatec.vn.


Để bảo vệ tốt động cơ xe ngay từ khi khởi động, người dùng nên sử dụng các loại nhớt có độ đậm đặc thấp, có khả năng luân chuyển nhanh trong quá trình khởi động nguội, hoặc có đặc tính bảo vệ đặc biệt. Cấp chất lượng của nhớt nên là API SN/CF (tiêu chuẩn dầu nhớt của Viện dầu khí Mỹ).

Một điểm quan trọng khác trong quy trình bảo dưỡng là việc theo dõi má phanh. Khi má phanh bị mòn, phần bề mặt kim loại của nó có thể tiếp xúc trực tiếp với đĩa thắng. Nếu điều này xảy ra, đĩa thắng có nguy cơ bị trầy xước nghiêm trọng, tạo rãnh trên má phanh mới.

Theo anh Minh, hiện các dòng xe cao cấp, đời mới, có thể tích hợp cảm biến đo độ mòn má phanh và hiển thị thông số trực tiếp trên táp-lô xe. Tuy nhiên, hầu hết các dòng xe thông dụng vẫn chưa có tính năng này.

"Chưa có tài liệu nào cho biết nên thay má phanh sau quãng đường hoặc thời gian sử dụng bao nhiêu. Do đó, chủ xe cần chủ động kiểm tra má phanh thay vì chờ đến lúc cảm thấy khác thường khi đạp thắng. Chi phí thay một cặp má phanh chính hãng (cho 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau) vào khoảng 1,1 triệu đồng đến 2,3 triệu đồng", anh Minh cho biết thêm.

Nhìn chung, người sử dụng ô tô cần có sự quan tâm đúng mực và tìm hiểu về các bước bảo dưỡng, để ý đến những chi tiết nhỏ nhưng quan trọng nhằm bảo đảm xe được chăm sóc đúng cách. Các bước bảo trì xe thường không quá tốn kém, nhưng có thể giúp tránh được những hư hỏng phát sinh tiêu tốn lên đến vài chục triệu đồng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và sinh hoạt đời sống thường ngày.

Minh Trí

5 bước bảo dưỡng quan trọng cho ôtô hoạt động ổn định

Người sử dụng ô tô thường bỏ qua quá trình bảo dưỡng xe cho đến khi xe gặp phải những hư hỏng cụ thể... Người dùng xe hoàn toàn có thể chủ động kiểm tra xe thường xuyên và tiến hành các bảo dưỡng đơn giản như thay nhớt, thay nước tản nhiệt tại nhà. Người sử dụng ôtô, đặc biệt là những người trẻ tuổi, thường bỏ qua quá trình bảo dưỡng xe cho đến khi xe gặp phải những hư hỏng cụ thể, dẫn đến mất mát về tiền bạc và thời gian cho quá trình sửa chữa.


Trong một buổi trao đổi về các hư hỏng ôtô thường gặp, Anh Chí Minh, giám đốc garage Chí Minh, quận 7, Tp.HCM, và anh Vũ Quang Việt, giám đốc garage Trí Thành, Buôn Ma Thuột, cho biết những hư hỏng này thường bắt nguồn từ thói quen sử dụng của chúng ta. Hai vị chủ nhân của 2 garage, nơi thường xuyên đón nhận những yêu cầu sửa chữa các hư hỏng thường gặp, đã chỉ ra 5 bước bảo dưỡng hay bị lãng quên và có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, rút ngắn tuổi thọ của xe.

Kiểm tra lọc gió

Bộ máy xe hơi cũng cần có không khí giống như cơ thể chúng ta cần hít thở. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ quên bước kiểm tra lọc gió mặc dù mỗi nhà sản xuất xe thường có những chỉ dẫn cụ thể cho mỗi loại xe, nhất là những người dùng ít để tâm đến bảo trì định kỳ.

"Nếu lọc gió bẩn, nhất là khi xe lưu thông trong điều kiện nhiều khói bụi như nước ta, lượng không khí lưu thông vào máy xe bị hạn chế đi nhiều, dễ dẫn đến nhiệt độ hoạt động của máy lên cao quá mức. Sửa chữa những vấn đề phát sinh vì quá nhiệt sẽ tiêu tốn hơn rất nhiều so với việc chỉ đơn giản là kiểm tra và thay lọc gió", anh Việt cho biết.

Theo anh, mỗi khi bảo trì, thay nhớt cho ôtô, chủ xe nên chủ động yêu cầu kiểu tra luôn cả lọc gió. Chi phí cho mỗi lần thay lọc gió vào khoảng 400.000VNĐ đến 530.000VNĐ cho các loại xe thông dụng.

Kiểm tra và thay nhớt xe phù hợp

"Dầu nhớt là thành phần tối quan trọng giữ cho động cơ xe hoạt động bền bỉ, ổn định. Thế nhưng, người sử dụng xe thường phó mặc cho garagege xe tự kiểm tra nếu họ có thời gian ghé qua, thay vì tự kiểm tra định kì," anh Việt cho biết. Bên cạnh đó, mỗi loại xe và nhu cầu sử dụng xe sẽ dẫn đến những ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn loại nhớt và thời điểm thay nhớt phù hợp.

"Đối với các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM, người sử dụng xe thường liên tục dừng và khởi động để di chuyển những quãng đường ngắn; chạy – dừng nhiều lần hoặc xe thường nổ máy nhưng lại không chạy (chạy không tải) do tình trạng kẹt xe," anh Minh chia sẻ. Đáng lưu ý là, thời điểm khởi động và làm nóng máy này chịu trách nhiệm đến 75% mài mòn động cơ, do nhớt vẫn lưu lại ở các-te, chưa được bơm đầy đủ và các chi tiết của động cơ.

Để bảo vệ tốt động cơ xe ngay từ khi khởi động, chúng ta nên sử dụng các loại nhớt có độ đậm đặc thấp, hoặc có đặc tính bảo vệ đặc biệt như Castrol Magnatec, cấp chất lượnng đạt và vượt tiêu chuẩn API SN/CF (tiêu chuẩn dầu nhớt cao nhất trên thị trường hiện nay của Viện dầu khí Hoa Kỳ).

Sở hữu công nghệ các phân tử thông minh bám chặt vào bề mặt động cơ, tạo màng dầu bảo vệ ngay cả khi xe đã tắt máy, Magnate là loại nhớt phù hợp nhất cho nhu cầu di chuyển nội thành. Đây là dòng nhớt được phát triển công nghệ trong suốt 20 năm và được tin dùng bởi 99% người sử dụng.

Cùng với Magnate, Castrol cũng vừa giới thiệu 2 dòng nhớt khác dành cho ôtô: Castrol EDGE - tăng cường gấp đôi độ bền màng dầu, giúp những động cơ công suất cao hoạt động với hiệu suất tối ưu, và Castrol GTX với công thức hai tác động giúp làm sạch cặn bùn và ngăn chặn việc hình thành cặn bùn mới trong môi trường hoạt động nhiều khói bụi. Chi phí cho mỗi lần thay nhớt: khoảng 400.000VNĐ - 600.000VNĐ tuỳ loại nhớt phù hợp với xe.

Thay má phanh

Khi má phanh bị mòn, phần bề mặt kim loại của má phanh có thể tiếp xúc trực tiếp với đĩa thắng. Nếu điều này xảy ra, đĩa thắng có thể trầy xước nghiêm trọng, và tạo rãnh trên má phanh mới. Theo anh Minh, hiện các dòng xe cao cấp, đời mới, có thể tích hợp cảm biến đo độ mòn má phanh và hiển thị thông số trực tiếp trên táp-lô xe. Tuy nhiên, hầu hết các dòng xe thông dụng vẫn chưa có tính năng này.

"Chưa có tài liệu nào cho biết nên thay má phanh sau quãng đường hoặc thời gian sử dụng bao nhiêu cụ thể, nên chủ xe cần chủ động kiểm tra má phanh thay vì chờ đến lúc cảm thấy khác thường khi đạp thắng", anh Minh cho biết thêm. Chi phí thay 1 cặp má phanh chính hãng (cho 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau) vào khoảng 1.100.000VNĐ - 2.300.000VNĐ.

Kiểm tra bộ giảm sóc

"Khi khách hàng đem xe đến garage vì những lỗi liên quan đến bộ giảm sóc, thì thường xe đã phát ra tiếng kêu ở giò bánh trước hoặc bánh sau, làm nghiêng xe, nhiều trường hợp bánh đã chạm lòng vè, gầm xe rỉ nhớt," anh Việt thuật lại. "Những trường hợp hư hỏng nghiêm trọng như vậy hoàn toàn có thể tránh được nếu chủ xe định kì kiểm tra bộ giảm sóc". Chi phí để thay bộ phận giảm sóc chính hãng ở mỗi bánh ở khoảng 3.000.000VNĐ.

Thay nước tản nhiệt động cơ

Bên cạnh nhớt và không khí, động cơ xe cần hệ thống tản nhiệt bằng nước hoạt động tốt để giữ nhiệt độ hoạt động không vượt quá cao, gây hư hỏng động cơ nghiêm trọng. Thông thường, người sử dụng xe cần nhớ thay nước tản nhiệt sau mỗi 24 đến 36 tháng. Chi phí cho mỗi lần thay nước tản nhiệt ở khoảng hơn 300.000 VNĐ.

Với những tìm hiểu cơ bản và sự quan tâm đúng mực về các bước bảo trì, bảo dưỡng không quá tốn kém, người sử dụng ô tô hoàn toàn có thể tránh khỏi những hư hỏng phát sinh tiêu tốn lên đến vài chục triệu đồng, và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và sinh hoạt đời sống không đáng có.

(Nguồn: Castrol)

Vì sao người Việt vẫn mua xe hơi đắt gấp 3 lần thế giới?

Nhiều người cho rằng chỉ vì sĩ diện mà người Việt đua nhau mua xe hơi dù giá xe đắt gấp 3 lần thế giới. Tuy nhiên thực tế mua xe có lợi hơn rất nhiều so với thuê xe hoặc đi taxi. Trong thời gian qua, trên các diễn đàn, mạng xã hội xảy ra nhiều tranh cãi xung quanh chủ đề “Người Việt sĩ diện khi mua xe hơi”. Họ đưa ra nhiều lập luận, dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của mình là đúng. Dưới đây là những lập luận thường thấy:

Thứ nhất: Việt Nam có giá xe hơi đắt gấp 3 lần ở Mỹ.
Thứ hai: Thuê xe hơi hoặc đi taxi sẽ rẻ hơn chi phí mua xe.
Thứ ba: Hạ tầng giao thông Việt Nam không phù hợp với xe hơi.
Ngoài ra, còn rất nhiều lý do được những người này đưa ra để bảo vệ quan điểm của mình.

Ý kiến này gây ra những luồng quan điểm trái chiều. Nhiều người đồng tình nhưng số phản đối cũng không ít. Vậy, những người trong cuộc nhận xét gì về điều này?

Trao đổi xung quanh chủ đề này, anh Tuấn Anh, hiện sống tại quận Bình Thạnh, TP. HCM phát biểu: “Việc mua xe hơi, thuê xe hay đi taxi là quyền tự do của mỗi người. Họ phải tính toán và đưa ra những quyết định có lợi cho mình nhất. Và không ai có quyền phán xét quyết định đó của họ. Chúng ta không nên khẳng định tất cả những người mua xe hơi ở Việt Nam chỉ vì sĩ diện”.

“Chiếc xe ngoài giá trị sử dụng là một phương tiện đi lại, tránh mưa, tránh nắng, nó còn là một tài sản có giá trị. Bạn có thể bán lại khi cần tiền, có thể tặng, cho người nào bạn thích, cho anh em, họ hàng mượn khi cần, thậm chí có thể giữ lại làm đồ cổ”, anh này lập luận.
 
Giá xe đắt gấp 3 lần giá thế giới cũng không ngăn được nhu cầu sở hữu xe hơi của người Việt.

Chị Thùy Dung, đang sống tại TP. HCM, đồng thời sở hữu một chiếc Honda Civic cho biết, ngày trước chị cũng từng đi taxi, nhưng sau đó quyết định mua xe hơi. “Đi taxi không thể chủ động, xe chất lượng kém, đặc biệt là rất hôi bởi nhiều loại mồ hôi kết hợp với nhau”, chị nhận xét.

Sau hơn một năm sử dụng, chị nhận thấy đi xe hơi tiết kiệm hơn nhiều so với đi taxi. Quãng đường từ nhà chị tới công ty khoảng 10km, mỗi ngày đi taxi từ nhà tới công ty và quay về hết 200.000 đồng. Bình quân mỗi tháng hết khoảng 6 triệu, đó là chưa kể những khi phải đi công tác xa hay về quê cách nhà hơn 100km. Vậy nên chi phí thực tế mỗi tháng sử dụng taxi hết khoảng 10 triệu đồng.

Chị cho biết bây giờ sử dụng chiếc Civic, chi phí mỗi tháng chỉ hết chưa tới 5 triệu đồng, trong đó 2,5 triệu tiền xăng, số còn lại là chi phí gửi xe, bảo dưỡng, thay dầu, nhớt lặt vặt, phí cầu đường... Vì chị tự lái xe nên không phải trả lương tài xế, nhà lại có chỗ đỗ xe. Tuy nhiên, nếu thuê tài xế và garage gửi xe thì chi phí cũng chỉ khoảng 12 triệu đồng/tháng.

Bù lại, từ ngày chuyển sang chạy xe của mình chị cảm thấy rất dễ chịu, chủ động giờ giấc, xe sạch sẽ. Bạn bè, anh em, nếu có nhu cầu chị sẽ cho mượn, rất vui vẻ và chi phí hao hụt chẳng đáng là bao. Chị còn tiết lộ, ngày trước mua chiếc xe này 500 triệu, vừa rồi có người trả 550 triệu nên có ý định bán để đổi sang Mercedes CLA 200 để chạy.

Không thể so sánh xe thuê hoặc taxi với xe mua bởi chất lượng khác nhau rất nhiều.

Bàn về vấn đề “sĩ diện” của người Việt khi sở hữu xe hơi, chị bình luận: “Thực ra nếu bạn đã sở hữu một chiếc xe hơi thì cảm giác nó rất bình thường, chỉ là phương tiện để đi lại hằng ngày thôi. Mình có chiếc 1 tỷ thì thiên hạ nhiều người chạy xe hàng chục tỷ”. Chị cũng cho rằng, những người sở hữu Rolls-Royce, họ bận suy nghĩ để kiếm tiền mua du thuyền chứ không có thời gian để lên mặt với người nghèo. Tư tưởng sĩ diện là nhiều người cố áp đặt cho họ mà thôi.

"Tuy nhiên, cũng không ít người dù không đủ tiền nhưng đua đòi, vay ngân hàng hoặc bán đất để mua xe hơi", chị Dung nhận xét. Lý giải cho điều này, chị cho rằng có thể vì sĩ diện hoặc một số lý do công việc bắt buộc họ phải đầu tư mua xe. Nhưng dù lý do gì thì chắc chắn cũng sẽ lỗ vì xe mới xuống giá rất nhanh, trong khi lãi ngân hàng và giá đất thì vẫn tăng hàng ngày.

Theo một số người đam mê xe thì họ chỉ cần ngắm chiếc xe của mình cũng đủ hạnh phúc nên không quan tâm ai nghĩ gì về mình.

Hiện nay, theo điều tra trên thị trường thuê xe, giá thuê một chiếc xe 4 chỗ hạng trung như Honda City, Civic, hay Toyota Altis khoảng 25 triệu đồng/tháng. Chi phí này bao gồm xe, xăng dầu, lương tài xế. Nhưng người thuê phải chịu phí cầu đường, phí đậu và đóng thuế VAT. Như vậy, số tiền thực tế để thuê một chiếc xe 4 chỗ còn mới phải mất khoảng gần 30 triệu đồng/tháng.

Trên đây là mức thuê xe theo hợp đồng trên 12 tháng, nếu dưới 12 tháng, giá sẽ còn “chát” hơn rất nhiều. Nếu thuê xe tự lái, mức chi phí thấp hơn một chút nhưng phiền phức sẽ cao thêm gấp bội, thậm chí tiền mất, tật mang nếu không may xảy ra sơ suất.

Đây chỉ là một bài toán đơn giản nhằm so sánh giữa những chiếc xe ở phân khúc trung bình, còn những xe cao cấp, chi phí thuê xe sẽ còn đội lên rất nhiều lần.

theo Zing

Bắt cơ sở tái chế dầu nhớt số lượng lớn, trung bình 20.000 lít/tháng

Lực lượng chức năng đã bắt quả tang một cơ sở sản xuất dầu nhớt trái phép tại ấp Tân Long, xã Hòa Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đang vận hành lò đốt để tái chế dầu nhớt với khối lượng khoảng 2.400 lít dầu thải. 

Sáng 17/9, tổ công tác thuộc Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an (C49B) bắt quả tang một cơ sở sản xuất dầu nhớt trái phép tại ấp Tân Long, xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp.

Chủ sơ sở là bà Nguyễn Thị Hải Yến (người địa phương) khai nhận cơ sở đã hoạt động được gần 6 năm. Bà Yến cũng không cung cấp được bất cứ giấy phép, xả thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý.

Số thùng nhớt được phát hiện tại cơ sở sản xuất của bà Yến

Tại thời điểm ngành chức năng kiểm tra một công nhân của cơ sở đang vận hành lò đốt để tái chế dầu nhớt với khối lượng khoảng 2.400 lít dầu thải. Cơ quan chức năng còn phát hiện trong khuôn viên của cơ sở đang lưu giữ khoảng 22.000 lít dầu thải đựng trong phuy sắt và bồn nhựa.

Hàng ngày, cơ sở này thu mua dầu nhớt thải nhỏ lẻ từ các nơi mang đến, sau đó chưng cất thành nhớt thành phẩm để bán cho các đơn vị thi công cầu đường và những cơ sở cần nhiên liệu đốt, với số lượng trung bình là 20.000 lít/tháng.

Trước đó, do hoạt động không có giấy phép và gây ô nhiễm môi trường, cơ sở thu mua và chế biến nhớt thải của bà Yến cũng đã bị Công an tỉnh Đồng Tháp ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 lần vào các năm 2011 và 2012 với tổng số tiền 70 triệu đồng.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng xử lý./.

Mai Thùy

Trải nghiệm dầu nhớt Shell Advance

Hơn 500 khách hàng đến lễ hội Vietnam Motorbike Festival 2014 để được thử nghiệm Shell Advance AX 7 và đăng ký thay nhớt miễn phí.Dòng sản phẩm Shell Advance được thiết kế đặc biệt cho hệ truyền động tự động với khả năng kiểm soát tốt hơn khi sang số, tăng tốc êm ái. Nhờ vậy, máy sẽ được bảo vệ ngay từ lúc khởi động, tăng thời gian sử dụng nhớt, chống mài mòn và lắng cặn giúp tăng tuổi thọ động cơ.


Chương trình thu hút nhiều người tham gia dù thời tiết không thuận lợi.

Theo anh Lê Hiếu, bộ phận kỹ thuật Hồng Cường Club - đơn vị tham gia lễ hội Vietnam Motorbike Festival 2014, khi xe phân khối lớn khởi động, lực ma sát của các chi tiết máy rất lớn. Vì thế, nhớt xe cần được bơm đến từng ngóc ngách của máy. Để làm được điều này, nhớt xe cần có độ loãng và độ bôi trơn tốt để chạy đến từng chi tiết nhỏ nhất trong động cơ, được chế tạo bằng công nghệ hiện đại với chất phụ gia cho phép bảo quản tốt các chi tiết máy, bảo vệ động cơ ngay lúc khởi động.

"Những chiếc xe mô tô của Hồng Cường Club đều dùng nhớt tốt để có 'trái tim' khỏe mạnh, hiệu suất làm việc tốt hơn và được bảo vệ tối đa. Điều này đã được chúng tôi kiểm chứng suốt thời gian qua", anh Hiếu chia sẻ.



Khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm và ký tên sau khi trải nghiệm thử sản phẩm.

Anh Lê Xuân Huy, chuyên viên phân tích chứng khoán tại TP HCM cho biết đã sử dụng dầu nhớt Shell cách đây 3 năm khi mua chiếc xe tay ga mới. Khi hãng tung ra dòng Advance AX 7 với công thức cải tiến, anh đã chuyển qua dùng thử và thấy xe chạy êm, máy nhạy, không bị ồn, rè khi tăng tốc, tránh mài mòn, lắng cặn hoặc gỉ sét trong động cơ.

Còn anh Trần Ngọc Ẩn, nhân viên giao hàng chia sẻ, do đặc thù công việc nên mỗi ngày phải di chuyển nhiều bằng xe máy. Do dầu nhớt rất quan trọng với động cơ nên anh luôn chú ý chọn nhớt uy tín, chất lượng và phù hợp với dòng xe mình đang sử dụng mỗi khi thay nhớt để không những máy móc được bảo vệ tốt, ít bị mài mòn mà xe cũng hiếm khi bị hư hỏng lặt vặt dọc đường, thuận lợi hơn cho công việc.


Tay đua Liêu Diệu Hán ký tên xác nhận: “Tôi đã thay nhớt Shell và hoàn toàn hài lòng”.

Đối với tay đua Liêu Diệu Hán, để chăm sóc cho những chiếc xe "con cưng" của mình, anh rất chú trọng việc thường xuyên thay nhớt, bảo trì máy móc cho xe một cách tốt nhất có thể, luôn chú ý thay nhớt xe theo khuyến cáo của nhà sản xuất đưa ra theo số km xe chạy.

Do thường xuyên thực hiện những màn trình diễn môtô với cường độ cao, ép tua, ép máy rất cao nên anh phải tìm những dòng nhớt đáp ứng được nhu cầu giải nhiệt, bôi trơn cho động cơ xe phân khối lớn và dòng Shell Ultra đã giúp Diệu Hán hoàn thành những màn "stunt" của mình. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày khi di chuyển bằng xe tay ga thì tay đua này chọn Shell Advance AX 7 giúp xe di chuyển êm ái, tăng tốc tốt, không phát ra tiếng ồn.

Kinh nghiệm lái xe mùa mưa bão

An toàn nhất là ở trong nhà khi trời mưa bão, khỏi lo thủy kích hay tai nạn. Nhưng đã đến ngày cuối tuần cùng với đợt nghỉ tết Độc lập, gia đình, bạn bè đang mong chờ một chuyến đi thoải mái, tiếp thêm năng lượng cho tuần làm việc tới ... Chẳng lẽ lại để những cơn mưa cản chân bạn?, Vậy hãy cùng Dân trí điểm qua một số lưu ý khi lái xe trong mùa mưa bão để bạn có thể thoải mái tận hưởng kỳ nghỉ tới đây.


Trời mưa bão sẽ gây khó khăn cho các lái xe quan sát đường, các ký hiệu giao thông cũng như các xe đang di chuyển, cộng với đường trơn, dễ mất lái, do vậy khi di chuyển trong thời điểm này, việc đầu tiên là nên đi chậm và quan sát kỹ đường đi. Dưới đây là một số lưu ý mà các "tài già" cung cấp cho những người mới, "giờ bay" chưa nhiều.

1. Duy trì khoảng cách hợp lí đối với các xe đi trước, không nên chạy song song với xe ô tô nào (đặc biệt là các xe trọng tải lớn).

2. Nếu có thể, hãy cố gắng quan sát đường vết bánh xe của xe trước để có thể chủ động tránh những bất trắc mà xe trước đã gặp phải.

3. Không nên đi gần những xe trọng tải lớn, bởi những dòng nước bắn ra từ những bánh xe kích cỡ lớn sẽ làm giảm tầm quan sát của bạn. Tuy nhiên, đừng cố vượt khi bạn chưa chắc chắn về tầm nhìn cũng như khả năng tăng tốc của xe không phù hợp.

4. Bật đèn cốt hoặc đèn sương mù ngay cả khi mưa nhỏ cũng như lúc trời âm u, điều này không chỉ giúp bạn quan sát đường tốt hơn, mà còn giúp các phương tiện giao thông khác nhìn thấy bạn. Không nên bật đèn pha khi có xe chạy đối diện vì nó sẽ gây nguy hiểm cho cả hai khi lưu thông.

5. Nếu điều kiện cho phép, hãy chạy xe ở chính giữa tim đường, vì ở hai bên đường thường trũng và rất dễ có hố sâu bên dưới làn nước.

Nếu cẩn trọng, bạn có thể tháo ống ra khỏi cổ lọc gió trước khi qua vũng nước và lắp lại ngay sau khi qua vũng nước ngập để tránh giảm tuổi thọ động cơ

6. Không nên vượt quá giới hạn mà tầm nhìn cho phép. Trời mưa to sẽ hạn chế tầm nhìn của tài xế. Đã có khá nhiều trường hợp “tưởng vậy mà không phải vậy” gây ra những tai nạn đáng tiếc.

7. Khi đi trong khu vực ngập nước, hay cố gắng giữ tốc độ động cơ cao (vòng tua máy) để tránh nước lọt vào ống xả, khiến xe chết máy. Với xe số sàn, nên để số 1, còn với xe số tự động có các số D1, D2… hãy chuyển về D1, cố gắng giữ vòng tua máy cao nhất ở mức có thể.

8. Khi mức nước ngập nửa lốp xe - tức là đã đến giới hạn không nên vượt qua; với xe gầm cao, có thể đi qua nhưng không được để nước tràn qua mũi xe vào cửa gió và động cơ.

Để nước ngập qua cổ hút gió rất dễ gây ra hiện tượng thủy kích và cái giá phải trả rất có thể là một bộ hơi hoặc động cơ mới

9. Khi đi qua khu vực ngập nước cố gắng tránh thời điểm có xe đi ngược chiều. Hai xe đi ngược chiều sẽ tạo sóng hoặc hắt nước ngược lên capo xe, dẫn đến nguy cơ lớn là nước tràn vào họng hút và khoang động cơ.

10. Không phóng xe tốc độ cao vào vũng nước, vì như vậy rất dễ bị nước sục vào họng gió, cũng như tạo "sóng nước", nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác.

11. Khi xe vào đường ngập nước và đột ngột chết máy, tuyệt đối không được khởi động lại động cơ, vì máy sẽ không thể khởi động lại được nữa, mà sẽ rất dễ làm hỏng động cơ (làm cong tay biên, vỡ thành máy...)

12. Khi lái xe vượt qua vùng ngập nước, bạn nên tắt toàn bộ các thiết bị phụ tải không cần thiết như: hệ thống điều hòa, âm thanh… để giảm tải cho động cơ.

Tránh lao nhanh vào vũng nước, gây nguy hiểm cho chính mình và các phương tiện giao thông khác

13. Khi xe chết máy, bạn hãy quan sát xem mực nước có vượt qua mép sàn xe hay chưa, nếu cao hơn thì tuyệt đối không mở cửa, vì nước sẽ tràn vào bên trong, làm hư các hệ thống điện tử, các chất liệu nội thất như: nỉ, da, gỗ....

14. Khi qua chỗ ngập, bạn nên rà nhẹ chân phanh để làm khô các má phanh, loại bớt nước trong hệ thống phanh, đảm bảo cho hệ thống an toàn này hoạt động đúng cách

15. Luôn mang sẵn theo mình một số điện thoại cứu hộ giao thông khi cần thiết.

Còn nhiều câu chuyện lái xe mùa mưa bão mà bài viết này không liệt kê đủ, nếu có thể, xin bạn đọc đừng ngại ngần gì khi chia sẻ tại đây, với báo Dân trí để chúng ta luôn yên tâm khi ra đường, với điều kiện giao thông an toàn nhất, cho mình và cả người thân của mình.
Xin trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu của các bạn.

Việt Hưng

Đi xe máy xịn mới được tôn trọng?

Khi chạy những chiếc xe cà tàng, chủ sở hữu chịu nhiều thiệt thòi, chẳng hạn những chiếc xe xấu bị xếp những vị trí tệ nhất trong bãi giữ xe. Thời gian gần đây, trên các diễn đàn chuyên về xe đang xôn xao những câu chuyện xung quanh việc bị phân biệt đối xử khi đi xe cà tàng.

Điển hình là câu chuyện của thành viên Girl Biker trên một diễn đàn xe máy về việc đi xe Dream vào quán cà phê thì bị dắt tít vào trong xó, trong khi cũng chàng trai đó, hôm sau chạy xe Attila thì được chễm chệ ngay hàng đầu. Hay một thành viên khác kể lại câu chuyện khi ra Hà Nội mượn chiếc xe cà tàng của bạn đi chơi, vào quán ăn, bảo vệ không thèm dắt xe mà còn hỏi: "Chú vào đây làm gì?".

Những chiếc xe xịn sẽ được chiếm những vị trí đẹp trong bãi giữ xe. Ảnh: Mạnh Tú.

Trên đây chỉ là hai trong số hàng trăm mẩu chuyện xung quanh vị trí chiếc xe máy tại Việt Nam. Những câu chuyện này diễn ra thường ngày, ở bất kỳ đâu.

Trao đổi với phóng viên, chàng trai tên Minh (25 tuổi, ngụ Gò Vấp) kể lại: Cách đây 2 năm, Minh yêu một cô bé học cùng trường nhưng dưới 2 khóa. Quen nhau được một tuần, vì thích tính cách và giọng nói dễ thương của bé nên cậu "chết mê, chết mệt". Cô bé cũng có tình cảm với Minh nên cả 2 hay gọi điện, nhắn tin cho nhau.

Một hôm, cô bé rủ đi chơi với nhóm bạn, Minh sướng run người. "Mình không thể tin được", cậu kể lại. Hôm đó mọi người trong nhà đi vắng hết, Minh có chiếc Nouvo LX nhưng vừa cho cậu bạn mượn hồi chiều, và nhà chỉ còn chiếc Dream tàu cà tàng để trong góc.

Vốn là dân Sài Gòn, không trọng hình thức nên Minh đem chiếc Dream ra lau chùi sơ sơ rồi đến chỗ gặp. "Khi đến, nhìn nét mặt em không vui, mình ngờ ngợ nhận ra khi xung quanh toàn các chàng trai, cô gái ăn mặc sành điệu, chạy Vespa LX, Honda SH hay bèo nhất cũng Air Blade", cậu phân tích.

Rồi cậu thông tin thêm: "Em miễn cưỡng ngồi lên xe của mình nhưng trong lòng không vui. Suốt chặng đường em cũng chẳng nói câu nào". Nhưng mọi chuyện chưa dừng ở đó. Chạy được 2km, chiếc Dream tàu bị bể bánh (thủng săm), hai đứa phải xuống dắt bộ, trong khi bạn bè đã chạy tới quán nhậu ngồi chờ.

Sáng hôm sau, Minh nhận được tin nhắn của cô bạn, nói sắp đi xa, có lẽ không nên gặp nhau nữa. Đọc xong, Minh rất buồn nhưng cũng không muốn níu kéo. "Qua bạn bè, mình biết em vẫn học ở trường. Vừa giận, vừa cảm ơn chiếc Dream, nhờ nó mà mình biết ai thực lòng".

"Thực ra bây giờ, khoảng 4 tháng lương của mình, tiết kiệm một chút là mua được một chiếc SH, nhưng mình vẫn chưa muốn đổi xe. Theo mình, xe máy vẫn chỉ là phương tiện di chuyển mà thôi", Minh nêu quan điểm.


Chiếc xe máy không nói lên con người đó là ai. Ảnh: Kenhmuaban.

Bàn về những câu chuyện thực tế này, anh Thắng, một thành viên trên diễn đàn lý giải: Bên nước ngoài người ta cũng phân chia đẳng cấp theo giá trị chiếc xe hơi thì Việt Nam phân chia theo xe máy cũng là chuyện dễ hiểu. Ở nước ngoài, thủ tục pháp lý để sở hữu xe máy rất khó nên người ta mua xe hơi cho lành. Chẳng hạn ngoài tiền mua xe còn phải tiền bảo hiểm. Đường sá toàn xe hơi nên dễ bị tai nạn. Chính vì thế xe máy ở một số nước phát triển là dành cho những ai đam mê, nhưng ở Việt Nam không chạy xe máy thì chạy bằng gì?

"Chính vì đa số mọi người chạy xe máy nên những chiếc xe đẹp sẽ được coi trọng hơn là hoàn toàn hợp lý”, anh Thắng kết luận.

Chú Tâm (đang sống ở quận 8, TP.HCM), một người đã từng chạy qua rất nhiều dòng xe, cho rằng: Sở dĩ người Việt trọng xe máy là bởi tư duy của một nước nông nghiệp. Các cụ xưa có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, con trâu là tài sản lớn nhất, cũng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống cả gia đình nên được coi là đầu cơ nghiệp. Tương tự như con trâu, chiếc xe máy đối với người Việt chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, nó vừa là phương tiện di chuyển để mưu sinh, vừa là tài sản đáng giá nhất trong nhà, vì vậy họ rất nâng niu và trân trọng chiếc xe máy.

“Còn nhớ khoảng năm 80 của thế kỷ trước, khi đó tôi là người duy nhất trong làng sở hữu một chiếc Mobylette. Mỗi khi tôi về tới đầu làng, đám trẻ con chạy ùa theo, chỉ để ngửi thứ khói thơm xanh lè của nó và được sờ tận tay chiếc xe", chú Tâm nhớ lại.

Và chính nhận thức xe máy là biểu tượng của sự giàu có nên đến bây giờ, người ta vẫn chưa bỏ được suy nghĩ đó. Thay vì ngưỡng mộ những chiếc như Mobylette, Simson… thì bây giờ họ ngưỡng một những chiếc như SH, Vespa, đắt tiền hơn.

"Trong thời gian tới, khi thị trường xe hơi Việt Nam rộng mở hơn, người người có thể sở hữu xe hơi thì lúc đó những chiếc xe máy xịn sẽ không còn vị trí như bây giờ” - anh Hiếu, thành viên hội môtô phân khối lớn tại TP. HCM dự đoán. Theo Minh Anh (Zing.vn)