Các thông số cơ bản của dầu nhờn!!!

Dầu nhờn là gì ? “Dầu nhờn là loại dầu dùng để bôi trơn cho các động cơ. Dầu nhờn là hỗn hợp bao gồm dầu gốc và phụ gia, hay người ta thường gọi là dầu nhờn thương phẩm. Phụ gia thêm vào với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc không có được” – Wikipedia



Nói tóm lại dầu nhờn gồm DẦU GỐC và PHỤ GIA. “Thông thường, hàm lượng phụ gia đưa vào là 0,01 – 5%” – Wikipedia  => Dầu gốc chiếm 95% - 99,9%

Vậy DẦU GỐC là gì và gồm mấy loại ? DẦU GỐC “Dầu gốc là dầu thu được sau quá trình chế biến, xử lý tổng hợp bằng các quá trình xử lý vật lý và hóa học. Dầu gốc thông thường gồm có ba loại là: dầu thực vật, dầu khoáng và dầu tổng hợp.

Dầu thực vật chỉ dùng trong một số trường hợp đặc biệt. Nó chủ yếu là phối trộn với dầu khoáng hoặc dầu tổng hợp để đạt được một số chức năng nhất định. Nhưng ngày nay người ta thường sử dụng dầu khoáng hay dầu tổng hợp là chủ yếu. Với tính chất ưu việt như giá thành rẻ, sản phẩm đa dạng và phong phú, dầu khoáng đã chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực sản xuất dầu nhờn, nhưng dầu tổng hợp cũng được quan tâm nhiều bởi tính chất ưu việt của nó” - Wikipedia

Nói tóm lại hiện tại bây giờ khi nhắc đến dầu gốc người ta sẽ nghĩ ngay đến dầu gốc khoáng và dầu gốc tổng hợp.
Dầu gốc thì lại được chia ra làm 3 loại: dầu gốc khoáng, dầu gốc bán tổng hợp, dầu gốc tổng hợp.
Xếp dần theo cấp độ chất lượng giảm dần thì :
  • dầu tổng hợp.
  • bán tổng hợp
  • gốc khoáng

PHỤ GIA là gì ? Phụ gia là những hợp chất hữu cơ, vô cơ, thậm chí là những nguyên tố hóa học được thêm vào chất bôi trơn, nhằm nâng cao hay mang lại những tính chất mong muốn. Thông thường, hàm lượng phụ gia đưa vào là 0,01 – 5%, trong một số trường hợp phụ gia được dùng từ vài phần triệu cho đến vài phần trăm. Do là những hợp chất hoạt động, vì vậy khi tồn tại trong dầu phụ gia có thể tác dụng với nhau và làm mất chức năng của dầu nhờn. Ngược lại, chúng cũng có thể tác động tương hỗ với nhau tạo ra một tính chất mới có lợi cho dầu nhờn, do đó việc phối trộn các phụ gia cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để loại trừ những hiệu ứng đối kháng và nâng cao tính tác động tương hỗ. Sự tác động tương hỗ giữa phụ gia và dầu gốc cũng là một yếu tố cần được quan tâm khi sản xuất dầu nhờn.

Ngày nay, để đạt được các tính năng bôi trơn thì dầu có chứa nhiều phụ gia khác nhau. Chúng có thể được pha riêng lẻ vào dầu nhờn hoặc phối trộn lại với nhau để tạo thành một phụ gia đóng gói rồi mới đưa vào dầu nhờn.

CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA DẦU NHỜN

Cấp hiệu năng API ? “API (chữ viết tắt của American Petroleum Institute) đây là hiệp dầu khí Hoa Kỳ. Cấp chất lượng của API cho động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG, … đến cấp mới nhất hiện nay là API SN.

API cho động cơ diesel ký hiệu là CA, CB, CC, CD, … Trong đó chữ cái cuối dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo bảng chữ cái, chữ cái càng đứng sau thì biểu thị cho phẩm cấp càng cao hơn. Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM ; SM cao hơn SL.” – Vnexpress

Tuyệt nhiên ở đây các bạn không nên hiểu lầm rằng cứ sản phẩm nào có in chữ SN là sản phẩm đó tốt nhất, vì sao ? Vì chất lượng dầu nhờn phụ thuôc vào DẦU GỐC ( chiếm 95%-99,9%)

Ví dụ:
Giống như chiếc máy tính của bạn chỉ số API là hệ điều hành Windows, Dầu gốc là phần cứng máy tính.
Bạn không thể nào kết luận rằng chiếc máy tính chạy Windows 7 là ngon hơn chiếc máy tính chạy Windows XP. Chủ yếu là phần cứng như thế nào, có đủ độ mạnh để xử lí công việc ra sao.

Vậy nên dầu gốc đó là dầu gốc khoáng có chỉ số API là SN đi nữa thì vẫn không bằng dầu gốc bán tổng hợp có API là SA hoặc dầu gốc tổng hợp API là SA. JASO ?

JASO (chữ viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization) đây là tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ôtô của Nhật Bản. Có nhiều tiêu chuẩn của JASO, tuy nhiên đối với loại xe 4 thì XE SỐ là JASO MA, XE GA là JASO MB , còn xe 2 thì là JASO FC.

ĐỘ NHỚT SAE ? “SAE (chữ viết tắt của Society of Automotive Engineers) dịch là hiệp hội kỹ sư tự động hóa, để dễ hiểu thì các công ty dầu nhớt gắn liền với tiếng Việt cho dễ nhớ là “Độ nhớt”. Độ nhớt phân ra làm 2 loại: đơn cấp và đa cấp.

Đơn cấp : thường chỉ có ký hiệu SAE 40, SAE 50. Các loại nhớt đơn cấp chỉ bảo đảm là đạt độ nhớt ở nhiệt độ cao như yêu cầu để bôi trơn động cơ. Còn khi nhiệt độ xuống thấp (khi động cơ chưa hoạt động) thì dầu đơn cấp có thể quá đặc gây khó khăn cho việc khởi động và lưu thông dầu nhớt đến các bộ phận động cơ.” Vnexpress

Đa cấp: Khắc phục nhược điểm của dầu đơn cấp, các loại dầu nhớt có độ nhớt đa cấp như SAE 10W-30 ; 15W-40 và 20W-50 được phát triển và đưa vào sử dụng ngày càng rộng rãi. Chữ W được cho là viết tắt của "Winter – mùa đông" chỉ khả năng khởi động khi trời lạnh. Nhớt đa cấp vừa bảo đảm độ nhớt phù hợp để bôi trơn tốt động cơ ở nhiệt độ cao vừa bảo đảm nhớt không quá đặc ở nhiệt độ thấp nhằm giúp xe dễ khởi động và vận hành.

“Chữ số đứng trước "W" dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà dầu đó giúp động cơ khởi động tốt. Nhiệt độ đó được xác định bằng cách lấy 30 trừ đi con số đó nhưng ở nhiệt độ âm. Chẳng hạn dầu 20W-50 khởi động tốt ở -10 độC. Dầu 10W-30 khởi động tốt ở -20 độC. ” vnexpress

Đứng sau chữ “W” ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại.

CÁC KÍ HIỆU VỀ PHẨM CẤP TRÊN DẦU NHỚT



Tóm lại độ nhớt ở đây cũng khá quan trọng, nên nhớ sản phẩm mình xài là đa cấp hay đơn cấp. Nếu là nhớt đa cấp thì nên nhớ thêm rằng chữ số trước "W" còn biểu thị khả năng khới động, chữ số càng nhỏ thì biên độ nhiệt cao giúp xe khởi động dễ dàng và ngược lại.

Chữ số đằng sau "W" càng lớn thì càng đặc, càng nhỏ thì càng loãng:Khi đi phượt nên chọn nhớt đặc hơn vì khi đi phượt thì máy sẽ nóng dầu nhớt sẽ loãng ra là vừa, không nên chọn nhớt loãng khi đi phượt vì nó sẽ gây ra hiện tượng "gào máy". Đi trong thành phố thì chọn dầu loãng hơn để xe dễ khởi động sau khi ngừng trước đèn giao thông.

Chốt lại như sau khi lựa chọn nhớt tốt thì mọi người cần quan tâm các vấn đề:
  • Dầu gốc của nó là gì ? ( tổng hợp - full synthetic là tốt nhất )
  • Cấp hiệu năng API là gì:
  • Có đạt chứng chỉ JASO không ?
  • Nhớt đơn cấp hay đa cấp ?
  • Và cuối cùng cần xác định rõ xe mình thường xuyên dùng để đi ở môi trường nào ( đi lòng vòng trong thành phố hay đi tour cùng bạn bè) để lựa chọn ra độ nhớt phù hợp
Jika Anda menyukai Artikel di blog ini, Silahkan klik disini untuk berlangganan gratis via email, dengan begitu Anda akan mendapat kiriman artikel setiap ada artikel yang terbit di

0 comments: