Lần thứ hai trở lại Trung Đông kể từ năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chọn Saudi Arabia là điểm dừng chân. Không gì khác, làm nóng lại mối quan hệ đang gặp nhiều sóng gió với đồng minh thân thiết tại khu vực là mục đích chuyến công du của người đứng đầu nước Mỹ.
Thế nên trong cuộc hội đàm với Quốc vương Abdullah Bin Abdulaziz , Tổng thống B.Obama đã trấn an Quốc vương Saudi Arabia về việc Mỹ duy trì cam kết bảo vệ an ninh cho các quốc gia vùng Vịnh. Theo đó, Washington nhắc lại lập trường ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân cũng như thuyết phục Tehran từ bỏ tham vọng này, nhưng thông qua giải pháp ngoại giao và những hành động nghiêm túc. Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo cũng tập trung thảo luận biện pháp chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua tại Syria, trong đó có việc thu hẹp bất đồng quan điểm giữa hai bên về biện pháp xử lý cuộc khủng hoảng. Theo các nhà phân tích, sự khác biệt quan điểm về những vấn đề trên là nguyên nhân chính dẫn tới việc rạn nứt quan hệ đồng minh thân cận lâu năm giữa Mỹ và Saudi Arabia thời gian qua.
Washington và Riyadh trở thành đồng minh "đôi bên cùng có lợi" kể từ khi vương quốc này tuyên bố độc lập vào năm 1932. Từ đó, quốc gia vùng Vịnh được một quân đội hùng mạnh bảo vệ trong khi Mỹ có nguồn cung cấp dầu mỏ an toàn. Mối quan hệ khăng khít bắt đầu trắc trở vào năm 1973, sau khi Saudi Arabia áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ để trừng phạt phương Tây vì đã ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, hay còn được gọi là cuộc xung đột Arab và Israel. Tiếp theo đó, sự liên kết khăng khít Mỹ - Saudi Arabia cũng bị lung lay bởi vụ khủng bố 11-9-2001 khi hầu hết những tên không tặc đều mang quốc tịch của quốc gia vùng Vịnh. Tuy nhiên, đỉnh điểm trong căng thẳng quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia là từ đầu năm 2011, liên quan đến một loạt bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi. Cách giải quyết của chính quyền Tổng thống B.Obama đối với một loạt vấn đề nhạy cảm của khu vực như Iran, Syria, Ai Cập đã khiến Riyadh cảm thấy bất an. Ngay từ đầu, Saudi Arabia là quốc gia tài trợ, ủng hộ lực lượng đối lập ở Syria mạnh mẽ nhất. Do đó, việc Mỹ khi ký một thỏa thuận với Nga để giải giáp kho vũ khí hóa học ở Syria và ngừng cuộc tấn công quân sự trừng phạt chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã làm người bạn Arab thất vọng. Bên cạnh đó, Washington và Riyadh cũng nảy sinh bất đồng xung quanh những diễn biến trong thời gian qua tại Ai Cập. Trong khi Arab Saudi ủng hộ mạnh mẽ việc quân đội Ai Cập lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi, thậm chí còn viện trợ thêm hàng tỷ USD cho chính phủ lâm thời do quân đội hậu thuẫn tại Ai Cập, thì Mỹ lại không đồng tình với cuộc đảo chính quân sự này. Ngoài ra, sự mềm mỏng của Mỹ và phương Tây với Iran là điều gây nhiều quan ngại nhất cho Saudi Arabia. Riyadh đã thẳng thắn bày tỏ sự không hài lòng đối với chính sách đối ngoại của Washington bằng việc từ chối chiếc ghế nhiệm kỳ 2 năm mà các nước khác đều thèm muốn tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây được xem như "giọt nước tràn ly", thể hiện sự rạn nứt giữa Mỹ và quốc gia giàu mỏ này .
Dù công nghệ khai thác dầu đá phiến đã khiến Mỹ bớt lệ thuộc vào nguồn dầu mỏ từ Trung Đông, đặc biệt là người anh cả Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Saudi Arabia Washington vẫn rất cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Riyadh. Hiểu rất rõ những bất đồng đang cản trở quan hệ giữa hai nước, nên việc Mỹ yêu cầu Chính phủ Syria lập tức đóng cửa Đại sứ quán ở thủ đô Washington và các lãnh sự quán ở Michigan, Texas ngay trước thềm chuyến thăm của Tổng thống B.Obama được xem là hoàn toàn không ngẫu nhiên. Vì vậy, sự hiện diện của người đứng đầu Nhà Trắng là một cơ hội vàng để hai bên tái cấu trúc quan hệ đối tác đã trải qua hơn 8 thập kỷ thăng trầm.
Thùy Dương
Thế nên trong cuộc hội đàm với Quốc vương Abdullah Bin Abdulaziz , Tổng thống B.Obama đã trấn an Quốc vương Saudi Arabia về việc Mỹ duy trì cam kết bảo vệ an ninh cho các quốc gia vùng Vịnh. Theo đó, Washington nhắc lại lập trường ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân cũng như thuyết phục Tehran từ bỏ tham vọng này, nhưng thông qua giải pháp ngoại giao và những hành động nghiêm túc. Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo cũng tập trung thảo luận biện pháp chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua tại Syria, trong đó có việc thu hẹp bất đồng quan điểm giữa hai bên về biện pháp xử lý cuộc khủng hoảng. Theo các nhà phân tích, sự khác biệt quan điểm về những vấn đề trên là nguyên nhân chính dẫn tới việc rạn nứt quan hệ đồng minh thân cận lâu năm giữa Mỹ và Saudi Arabia thời gian qua.
Washington và Riyadh trở thành đồng minh "đôi bên cùng có lợi" kể từ khi vương quốc này tuyên bố độc lập vào năm 1932. Từ đó, quốc gia vùng Vịnh được một quân đội hùng mạnh bảo vệ trong khi Mỹ có nguồn cung cấp dầu mỏ an toàn. Mối quan hệ khăng khít bắt đầu trắc trở vào năm 1973, sau khi Saudi Arabia áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ để trừng phạt phương Tây vì đã ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, hay còn được gọi là cuộc xung đột Arab và Israel. Tiếp theo đó, sự liên kết khăng khít Mỹ - Saudi Arabia cũng bị lung lay bởi vụ khủng bố 11-9-2001 khi hầu hết những tên không tặc đều mang quốc tịch của quốc gia vùng Vịnh. Tuy nhiên, đỉnh điểm trong căng thẳng quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia là từ đầu năm 2011, liên quan đến một loạt bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi. Cách giải quyết của chính quyền Tổng thống B.Obama đối với một loạt vấn đề nhạy cảm của khu vực như Iran, Syria, Ai Cập đã khiến Riyadh cảm thấy bất an. Ngay từ đầu, Saudi Arabia là quốc gia tài trợ, ủng hộ lực lượng đối lập ở Syria mạnh mẽ nhất. Do đó, việc Mỹ khi ký một thỏa thuận với Nga để giải giáp kho vũ khí hóa học ở Syria và ngừng cuộc tấn công quân sự trừng phạt chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã làm người bạn Arab thất vọng. Bên cạnh đó, Washington và Riyadh cũng nảy sinh bất đồng xung quanh những diễn biến trong thời gian qua tại Ai Cập. Trong khi Arab Saudi ủng hộ mạnh mẽ việc quân đội Ai Cập lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi, thậm chí còn viện trợ thêm hàng tỷ USD cho chính phủ lâm thời do quân đội hậu thuẫn tại Ai Cập, thì Mỹ lại không đồng tình với cuộc đảo chính quân sự này. Ngoài ra, sự mềm mỏng của Mỹ và phương Tây với Iran là điều gây nhiều quan ngại nhất cho Saudi Arabia. Riyadh đã thẳng thắn bày tỏ sự không hài lòng đối với chính sách đối ngoại của Washington bằng việc từ chối chiếc ghế nhiệm kỳ 2 năm mà các nước khác đều thèm muốn tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây được xem như "giọt nước tràn ly", thể hiện sự rạn nứt giữa Mỹ và quốc gia giàu mỏ này .
Dù công nghệ khai thác dầu đá phiến đã khiến Mỹ bớt lệ thuộc vào nguồn dầu mỏ từ Trung Đông, đặc biệt là người anh cả Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Saudi Arabia Washington vẫn rất cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Riyadh. Hiểu rất rõ những bất đồng đang cản trở quan hệ giữa hai nước, nên việc Mỹ yêu cầu Chính phủ Syria lập tức đóng cửa Đại sứ quán ở thủ đô Washington và các lãnh sự quán ở Michigan, Texas ngay trước thềm chuyến thăm của Tổng thống B.Obama được xem là hoàn toàn không ngẫu nhiên. Vì vậy, sự hiện diện của người đứng đầu Nhà Trắng là một cơ hội vàng để hai bên tái cấu trúc quan hệ đối tác đã trải qua hơn 8 thập kỷ thăng trầm.
Thùy Dương
0 comments:
Post a Comment